Cẩm nang

Trẻ bị tự kỷ với những biểu hiện cha mẹ cần lưu ý là gì?

Nguyên nhân, dấu hiệu trẻ bị tự kỷ mà cha mẹ cần lưu ý là gì? Phải làm sao khi trẻ bị mắc bệnh tự kỷ, cách chữa trị bệnh là gì?

Tự kỷ là một căn bệnh với những biểu hiện rối loạn về tâm lý. Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể mắc căn bệnh này. Nhưng trẻ nhỏ thường dễ mắc bệnh hơn, và hậu quả sẽ nặng nền hơn. Bởi ở độ tuổi dưới 3, 4 tuổi là độ tuổi đang phát triển nhất. Nếu như mắc bệnh sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ của bé và khả năng hòa nhập vào cộng đồng.

Nếu không có phương pháp điều trị hợp lý, bệnh tự kỷ sẽ nghiêm trọng hơn. Bé có thể trở thành gánh nặng của xã hội. Các bậc làm cha, làm mẹ không thể không có sự hiểu biết về căn bệnh này. Để có thể phòng ngừa và có các biện pháp chữa trị bệnh cho con nhỏ. Sức khỏe trẻ nhỏ luôn là sự quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ.

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị khi trẻ bị mắc bệnh tự kỷ là gì?

Mục Lục Bài Viết

1. Bệnh tự kỷ ở trẻ em là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tự kỷ là những rối loạn phát triển của não bộ, dẫn đến các biểu hiện như: không biết giao tiếp bằng lời nói và hành động, không biết thể hiện cảm xúc, không phản xạ. Trẻ em là đối tượng mắc bệnh cao hơn, thường trong độ tuổi từ 2 tuổi đến 10 tuổi. Trẻ bị tự kỷ thường tự cô lập bản thân với thế giới xung quanh. Kết hợp vào đó những hành vi rập khuôn, lặp đi lặp lại nhiều lần. Bệnh gây ra những ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng cho trẻ, đồng thời gây cản trở những quan hệ và giao tiếp xã hội của trẻ sau này.

Tất cả những người mắc chứng tự kỷ đều có chung một số khó khăn đó là nhận thức. Nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến họ theo các cách khác nhau. Một số người mắc bệnh có khuyết tật về học tập, các vấn đề về tâm thần kinh hoặc cũng có những người sẽ có khuyết tật về các kỹ năng giao tiếp xã hội… Điều này có nghĩa là mỗi người mắc bệnh sẽ cần những cách thức và mức độ hỗ trợ khác nhau.

Bệnh tự kỷ đang dần trở thành bệnh phổ biến trong xã hội ngày nay. Việc chữa khỏi tự kỷ hay không phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ. Có những bé bệnh ở dạng nhẹ, chỉ là khó giao tiếp, hòa nhập với mọi người, nếu được phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể chữa trị khỏi. Tuy nhiên, ở mức độ nặng hơn, việc điều trị cần kiên trì nhiều đợt trong nhiều năm.

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị mắc bệnh tự kỷ là gì?

Chưa có một nghiên cứu nào dám khẳng định nguyên nhân chính xác của chứng bệnh tự kỷ là gì. Một số giả thiết cho rằng, nguyên nhân bệnh từ các yếu tố sinh học hoặc môi trường, hoặc cả hai. Bao gồm cả các yếu tố nhiễm khuẩn lúc mang thai, các khiếm khuyết của hệ thống miễn dịch, gen.

Qua nghiên cứu các gia đình có trẻ mắc chứng tự kỷ và những gia đình có con song sinh. Nhiều học giả ủng hộ giả thuyết về gen. Tuy nhiên, đến nay, các nhà nghiên cứu chưa xác định được gen nào là gen nguyên nhân gây ra chứng bệnh này.

Giả thuyết về não cũng được đưa ra. Ví dụ như sự phát triển không bình thường của não ngay từ thời kì bào thai hoặc vấn đề bất thường của tuần hoàn não, thiếu các chất sinh hóa trong não (ví dụ như lượng sereton). Tuy nhiên, hiện nay, tất cả những giả thuyết đưa ra vẫn chỉ dừng lại ở mức độ giả thuyết.

Dựa trên những giả thuyết, những nghiên cứu. Trẻ có thể bị mắc bệnh tự kỷ do những nguyên nhân chính sau đây:

2.1. Trẻ tự kỷ do mẹ mắc phải một số bệnh lý khi mang thai

Lý do trẻ mắc bệnh tự kỷ trong thời kỳ mẹ mang thai là gì? Trong khi mang thai, nếu người mẹ bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Có khả năng dẫn đến chứng bệnh ở trẻ.

Mẹ nhiễm virus rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển não của thai nhi. Trẻ sinh ra bị khuyết tật nghiêm trọng như mất thính giác, chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ và khuyết tật trí tuệ. Đây là nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ. Ngoài ra, mẹ nhiễm virus Rubella trong khi mang thai có khoảng 7% nguy cơ con sinh ra mắc bệnh này.

Khi mang thai phụ nữ mắc bệnh về tuyến giáp. Gây ra thiếu hụt tyroxin trong kỳ thai nghén gây ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Đây cũng là một nguyên nhân trẻ tự kỷ không ngờ tới.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc thiếu hụt lượng axit folic trong quá trình mang thai có thể dấn tới nguyên trẻ bị tự kỷ, theo Tiến sĩ Fallin. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến nghị phụ nữ có thai nên uống từ 400 đến 800 mcg axit folic mỗi ngày.

Tự kỷ có thể xảy ra do khoảng cách giữ 2 lần mang thai

Một nghiên cứu trên Tạp chí của Học viện trẻ em và tâm thần học vị thành niên Mỹ. Nghiên cứu này phát hiện ra rằng khoảng cách giữa các lần mang thai cách nhau từ 2 đến 5 năm có thể giảm nguy cơ trẻ bị tự kỷ.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nguyên nhân trẻ tự kỷ có thể đến từ khoảng cách giữa 2 lần mang thai, nếu khoảng cách nhỏ hơn 12 tháng thì nguy cơ trẻ sinh ra bị chứng tự kỷ cao hơn 50% so với lần mang thai cách nhau 2 và 5 năm. Mặc dù vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác lý giải hiện tượng trên.

2.2. Trẻ bị tự kỷ do khiếm khuyết về não bộ

Theo Giáo sư Elliott Sherr thuộc Đại học California, San Francisco. Nguyên nhân trẻ tự kỷ có thể đến từ kết quả của sự gián đoạn truyền thông tin giữa các bán cầu não.

Các nhà nghiên cứu do NINDS tài trợ đang nghiên cứu sự hình thành chức năng của các khớp thần kinh, các vị trí kết nối giữa các nơron, có thể hoạt động không đúng trong hệ thần kinh của trẻ bị tự kỷ.

Một nghiên cứu gần đây kiểm tra bộ não của 11 cá nhân tự kỷ ở cấp độ vi mô. Nghiên cứu này đã tìm thấy những thay đổi trong cấu trúc và tổ chức của các tế bào não hình thành trong thời kỳ thai nhi. Cho thấy sự khác biệt trong phát triển trí não bắt đầu ngay sau khi thụ thai.

Một nghiên cứu kỹ hơn về nguyên nhân trẻ tự kỷ thông qua sự phát triển chu vi vòng đầu trong những năm đầu đời. Nghiên cứu này bắt đầu từ năm 1943 và nghiên cứu ban đầu của Leo Kanner đã tìm thấy 5 trong số 11 trẻ em mắc chứng tự kỷ mà ông kiểm tra có chu vi vòng đầu lớn.

2.3. Trẻ tự kỷ do yếu tố di truyền

Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng gen có ảnh hưởng đến nguyên nhân trẻ tự kỷ và có quan hệ khiến trẻ có nguy cơ mắc chứng tự kỷ. Nghiên cứu cho thấy cặp song sinh cùng trứng có nhiều khả năng cả hai bị chứng tự kỷ hơn so với cặp song sinh khác trứng (không giống về mặt di truyền). Trong một gia đình có một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ, cơ hội có thêm một đứa trẻ tự kỷ là khoảng 5% – 20%.

Đôi khi, cha mẹ hoặc người thân của một đứa trẻ bị mắc chứng tự kỷ có những khiếm khuyết xã hội nhẹ (như hành vi lặp đi lặp lại và các vấn đề xã hội hoặc giao tiếp) trông rất giống với chứng tự kỷ. Nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng một số rối loạn cảm xúc xảy ra thường xuyên hơn trong các gia đình có trẻ tự kỷ.

Ít nhất một nhóm các nhà nghiên cứu đã cho thấy nguyên nhân trẻ tự kỷ khi tìm thấy một liên kết giữa một gen bất thường và chứng tự kỷ.

Các nhà khoa học nghi ngờ rằng gen bị lỗi có thể làm cho một người dễ mắc chứng tự kỷ hơn khi có các yếu tố khác, chẳng hạn như mất cân bằng hóa học, virus hoặc hóa chất hoặc thiếu oxy khi sinh.

Nghiên cứu của giáo sư McGrath cũng đã phát hiện ra rằng những người cha lớn tuổi – đặc biệt là những người trên 50 tuổi thì nguy cơ con bị tự kỷ cao hơn, có khả năng là do đột biến di truyền ảnh hưởng đến phát triển não bộ.

2.4. Trẻ bị mắc bệnh tự kỷ có thể do ảnh hưởng từ môi trường

Những ảnh hưởng từ môi trường cũng là một trong những nguyên nhân trẻ tự kỷ phổ biến. Nghiên cứu cũng cho thấy yếu tố tác động từ môi trường có thể tăng thêm hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở những người dễ mắc bệnh di truyền.

Một số yếu tố môi trường trong cuộc sống trước khi sinh cũng là nguyên nhân trẻ tự kỷ. Nhiễm vi khuẩn hoặc virus ở người mẹ trong thai kỳ đã được tìm thấy là nguyên nhân làm tăng nhẹ nguy cơ mắc chứng tự kỷ ở con.

Điều này có thể là do việc truyền các vi sinh vật gây hại từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, hoặc do phản ứng miễn dịch của người mẹ có thể gây hại cho não đang phát triển của thai nhi.

3. Những biểu hiện trẻ bị mắc bệnh tự kỷ là gì?

Tự kỷ ở trẻ nhỏ bao gồm nhiều triệu chứng và hành vi bất thường.  Gây ra những khó khăn và hạn chế trong sinh hoạt, học tập và vui chơi của trẻ. Dấu hiệu và những biểu hiện của bệnh lý thường không rõ ràng. Do đó thường bị các bậc cha mẹ bỏ qua và chủ quan. Cho đến khi trẻ có những dấu hiệu bất thường, những suy giảm nghiêm trọng về tâm lý và sức khỏe. Lúc đó gia đình mới phát hiện và đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh. Điều này khiến việc điều trị bệnh khó khăn hơn và bệnh dễ lặp lại hơn sau khi đã khỏi bệnh. Sau đây là những dấu hiệu biểu hiện của bệnh ở trẻ.

3.1. Suy giảm chất lượng giao tiếp ở trẻ tự kỷ

Nghiên cứu của các nhà khoa học mỹ trên một nhóm trẻ bị tự kỷ. Theo nghiên cứu này thì có hơn 1/3 trong số trẻ tự kỷ chậm phát triển ngôn ngữ hoặc sử dụng những ngôn ngữ khác biệt so với trẻ không mắc chứng bênh. Điều đó gây ra những khó khăn trong việc đáp ứng các nhu cầu giao tiếp tự nhiên hàng ngày.

Đối với trẻ từ 0 đến 1 tuổi thì vấn đề bệnh sẽ nằm ở khả năng giao tiếp bằng ánh mắt của trẻ. Hầu như trẻ không có cảm xúc hoặc không quan tâm đến bố mẹ. Đối với trẻ từ 1-3 tuổi thì thường có biểu hiện chậm nói, nhút nhát, không chủ động giao tiếp. Không có những câu hỏi tìm hiểu, khám phá vấn đề như những trẻ khác.

Một số biểu hiện cụ thế:

+ Trẻ không có những giao tiếp tương tác với mọi người xung quanh. Trẻ ít có những biểu hiện nét mặt, cử chỉ thể hiện buồn vui trong cuộc hội thoại.

+ Khả năng hiểu vấn đề của trẻ kém, thường hiểu mọi thứ theo một nghĩa đơn giản, không phát triển. Chính vì thế khó khăn trong việc diễn đạt lời nói của mình do vốn từ ít.

+ Không nói được hoặc chậm nói.

+ Không có những câu hỏi khám phá vấn đề.

+ Trẻ thiếu khả năng sáng tạo, xử lý và kỹ năng trong mọi tình huống cơ bản của cuộc sống

+ Khi giao tiếp hoặc nói chuyện vói người khác thay vì nhìn vào đối tượng giao tiếp. Trẻ thường chỉ nhìn tập trung vào một bộ phận trên cơ thể ví dụ như tay …

3.2. Trẻ bị tự kỷ giảm tương tác xã hội

Trẻ em bị mắc bệnh tự kỷ thường suy giảm về tương tác xã hội.

Một số biểu hiện cụ thể như:

+ Trẻ thiếu giao tiếp bằng ánh mắt và mỉm cười. Đối với trẻ sơ sinh từ 6 đến 8 tuần thì bé đã có thể giao tiếp bằng ánh mắt với cha mẹ và những người xung quanh. Tuy nhiên khi thấy bé không nhìn hoặc tránh những ánh mắt giao tiếp đó thì là một điều bất thường của trẻ.

+ Trẻ không thể hiện cảm xúc mỉm cười khi tương tác với bất kì ai hoặc sự việc nào. Sau 6 tuần tuổi thì những trẻ bình thường có thể cười hoặc thể hiện cảm xúc. Nhưng với trẻ tự kỷ thì bé không thể cười ngay cả với bố và mẹ.

+ Trẻ không thể hiện cảm xúc mỉm cười khi tương tác với bất kì ai hoặc sự việc nào.

+ Trẻ tách biệt bởi thế giới bên ngoài. Trẻ có sự vô cảm, không tham gia tương tác với xã hội. Đối với trẻ bình thường thì hay tò mò, khám phá, hỏi han, chỉ tay vào sự vật sự việc. Còn với trẻ bị tự kỷ thì hầu như không có những hành vi và những tò mò tìm hiểu về thế giới.

+ Thờ ơ với mọi người xung quanh kể cả người thân. Trẻ không có cảm giác muốn gần gũi hay yêu thương bất kỳ ai kể cả bố mẹ và người thân trong gia đình.

+ Trẻ thiếu những sự đáp ứng về mặt cảm xúc xã hội. Không thể hiện được cảm xúc, sở thích của bản thân.

+ Thiếu sự chia sẻ những niềm vui, câu chuyện với người khác kể cả với cha mẹ.

+ Khi lớn trẻ sẽ có những tương tác tốt hơn nhưng vẫn khó khăn hơn rất nhiều so với trẻ bình thường.

3.3. Trẻ tự kỷ có hành vi lặp đi lặp lại, rập khuôn

Trẻ tự kỷ thường có những biểu hiện hành vi lặp đi lặp lại, kèm theo những động tác bất thường khó hiểu. Đôi khi trẻ còn có những biểu hiện tăng động.

Một số biểu hiện như sau:

+ Trẻ có những mối bận tâm quá mức, bất thường, chú ý đến những chi tiết nhỏ mà không để ý tổng thể.

+ Trẻ thường nhại lại lời nói của người khác khi đã trên 3 tuổi. Đối với những đứa trẻ bình thường thì vấn đề này chỉ kéo dài đến 3 tuổi.

+ Trẻ tự kỷ sẽ gắn bó với những thói quen từ khi còn rất nhỏ đến lớn. Cho dù những thói quen đó là không tốt. Không ai có thể thay đổi những thói quen và suy nghĩ của chúng.

+ Trẻ tự kỷ dễ có những bực bội và tức giận với những người xung quanh.

+ Thường tỏ ra phản ứng thái quá hoặc đau đớn thực sự với những âm thanh lạ, ánh sáng, kết cấu hay nhiệt độ. Khi thấy những bất thường này, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kịp thời điều trị. Tránh gây những hệ lụy và rắc rối với trẻ sau này.

3.4. Trẻ bị mắc bệnh tự kỷ sẽ chậm phát triển về trí tuệ và kèm theo các rối loạn bệnh lý

Đa số trẻ tự kỷ có những biểu hiện chậm phát triển về trí tuệ. Phản ứng chậm hoặc vô cảm với các sự vật sự việc, tình huống trong đời sống. Ở những trẻ không mắc chứng tự kỷ ta có thể thấy chúng lớn từng ngày. Chúng có sự phát triển trí tuệ từ những câu hỏi bé đặt cho chúng ta, các kỹ năng chăm sóc bản thân, tương tác, giao tiếp và phản biện tốt với môi trường bên ngoài.

Cũng có rất nhiều trẻ có bị mất đi một số những kỹ năng. Đó là kỹ năng nói chuyện, kỹ năng xã hội. Tuy nhiên, hầu hết những kỹ năng này khi trẻ khỏi bệnh thì vẫn có thể lấy lại được. Điều quan trọng là sự kiên trì, bền bỉ cùng trẻ chống lại chứng bệnh tâm lý nguy hiểm này.

4. Trẻ bị tự kỷ phải làm sao? Cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ là gì?

4.1. Cha mẹ phải làm sao khi con trẻ mắc bệnh tự kỷ?

+ Phát hiện dấu hiệu bất thường từ trẻ. Những dấu hiệu biểu hiện trẻ mắc bệnh tự kỷ. Để có thể can thiệp sớm. Giúp trẻ có thể thoát khỏi căn bệnh tử kỷ này.

+ Mặc dù trẻ tự kỷ có những hành động lạ gây khó chịu. Nhưng không được trách móc, đánh mắng, tốt nhất là im lặng. Đừng làm cho trẻ tự kỷ buồn bực.

+ Vận động tâm lý giúp trẻ tự kỷ nhận thức tốt hơn thế giới bên ngoài. Thường xuyên khen trẻ, tạo ra niềm hứng thú cho trẻ. Trẻ sẽ sớm thấy được những tồn tại xung quanh mình.

+ Nếu cảm thấy đứa con trẻ mình có thể đến trường học thì hẵng cho đi. Nhưng mà đến trường học không nên xếp chung cùng những trẻ mắc bệnh tự kỷ khác. Còn không để trẻ ở nhà để có điều kiện chăm sóc dễ dàng hơn.

+ Thường xuyên nói chuyện với con. Đọc cho con những câu chuyện hay, nói với con nhẹ nhàng. Trẻ tự kỷ sẽ dần dần thoát khỏi căn bệnh này. Và sẽ bắt đầu quan tâm đến mọi người hơn.

Một số cách khắc phục khác

+ Sử dụng âm nhạc của trẻ thơ, âm nhạc trị liệu. Cũng là cách khắc phục bệnh tự kỷ ở trẻ hiệu quả.

+ Sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ. Mặc dù chưa có một loại thuốc nào triệt để trị căn bệnh tự kỷ ở trẻ. Nhưng người bác sỹ sẽ cung cấp một số loại thuốc giúp trẻ bớt lầm lì, hung hăng…

4.2. Phương pháp y sinh học điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em

Điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ có rất nhiều cách. Các phương pháp điều trị bệnh tự kỷ có thể dựa trên các phương pháp dân gian, Đông Y, Tây Y, liệu pháp tâm lý…Sau đây là những phương pháp có thể được áp dụng.

Sử dụng hóa dược

Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị để điều trị chứng tự kỷ ở trẻ em. Tuy nhiên, bác sĩ có thể cho trẻ dùng các loại thuốc để điều trị các triệu chứng liên quan đến tự kỷ.  Như các vấn đề về rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, động kinh, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), hành vi hung hăng, tự hủy hoại…

Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, bạn chỉ nên cho trẻ dùng khi được bác sĩ chỉ định. Trong thời gian điều trị bằng thuốc, bạn cần đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Các bác sĩ sẽ đánh giá thuốc có hiệu quả hay không, thuốc có gây ra những tác động không mong muốn nào. Để có chỉ định ngừng thuốc hay tiếp tục cho bé sử dụng thuốc.

Vật lý trị liệu

Ưu điểm của vật lý trị liệu trong việc điều trị bệnh tự kỷ là gì? Đây là phương pháp giúp hoạt hóa một số cơ quan không được hoạt động hoặc hoạt động kém ở trẻ tự kỷ. Phương pháp này sẽ giúp trẻ có thể thực hiện các vận động phức tạp. Như là, vận động chéo của chân và tay, vận động cơ quan phát âm, các vận động tinh của đôi bàn tay… Ngoài ra, phương pháp này còn giúp loại bỏ một số hành vi đặc trưng của bệnh. Thay vào đó là sự tăng cường các hành vi tích cực, phù hợp với hoàn cảnh và hoạt động xã hội.

Bấm huyệt

Ở các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam…Bấm huyệt là một trong những cách điều trị bệnh trẻ em bị tự kỷ khá phổ biến. Việc điều trị tiến hành trong thời gian khá dài. Tuy nhiên khi điều trị nhiều phụ huynh thấy rằng trẻ có tiến bộ rõ ràng. Trẻ có thể nói được một số từ và hợp tác với người lớn, trẻ chịu chơi với bạn bè. Đặc biệt, phương pháp này cũng đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh là có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị chứng tự kỷ.

Oxy cao áp

Oxy cao áp hiện đang là phương pháp điều trị bệnh tự kỷ được sử dụng nhiều ở các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Anh, Brazil… Khi điều trị, trẻ sẽ được đặt trong môi trường có oxy tinh khiết gần như 100% với áp suất cao. Từ đó, lượng oxy sẽ thấm qua da và hòa tan trong huyết tương. Điều này sẽ khiến lượng oxy trong máu tăng lên rất nhiều lần so với bình thường.

Theo nghiên cứu, ở một số vùng não của trẻ bị tự kỷ. Tốc độ tuần hoàn máu sẽ chậm hơn so với trẻ bình thường. Ngoài ra, trẻ còn có các biểu hiện như viêm thần kinh, viêm dạ dày ruột; tăng tác nhân oxy hóa, giảm khả năng vận chuyển oxy đến các bộ phận của cơ thể.

Do đó, phương pháp điều trị bằng oxy cao áp sẽ giúp khắc phục tình trạng này. Nó sẽ cung cấp nhiều oxy hơn cho não, tăng quá trình tạo các mạch máu mới, chống viêm và tăng lượng oxy đến các cơ quan. Để khắc phục các khiếm khuyết ở trẻ tự kỷ. Bạn cần cho trẻ tuân theo liệu trình điều trị 40 giờ trong khoảng 30 ngày.

Tế bào gốc

Thực tế, phương pháp điều trị bằng tế bào gốc đã cho thấy những hiệu quả trong việc điều trị ung thư máu. Nhưng với tự kỷ, phương pháp này vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu. Các nhà khoa học chưa chứng minh được phương pháp này có tác dụng điều trị bệnh tự kỷ.

Liệu pháp tâm lý điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ

Liệu pháp can thiệp tâm vận động

Liệu pháp can thiệp tâm vận động sẽ giúp trẻ tự kỷ có khả năng phối hợp các chức năng tâm lý tản mạn để hướng đến những hoạt động tâm lý có ý nghĩa cho chính bản thân và những người xung quanh. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp tăng khả năng hợp tác của trẻ.

Phương pháp can thiệp tâm vận động hiểu quả nhất điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ là gì? Đó chính là phương pháp ABA (Ứng dụng phân tích hành vi). Phương pháp này được quan tâm nhiều nhất trong trị liệu trẻ tự kỷ. Nó được đánh giá là một trong những biện pháp hữu hiệu hiện nay.

Đây là một biện pháp tiếp cận khoa học nhằm hiểu rõ hành vi của trẻ. Các nguyên tắc trị liệu được ứng dụng cho những hành vi quan trọng mang tính xã hội. Biện pháp này được đưa ra dựa trên các lý thuyết khoa học về hành vi. Các cha mẹ có thể tham khảo để áp dụng bổ sung trong quá trình điều trị cho con.

Liệu pháp chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ

Âm ngữ trị liệu là một trong những phương pháp điều trị trẻ bị tự kỷ. Các chuyên gia đánh giá rằng đây là một trong những cách tốt nhất. Những lợi ích của phương pháp này đối với trẻ mắc bệnh tự kỷ là gì? Đó là giúp trẻ cải thiện giao tiếp, ăn nói lưu loát, hiểu người khác và biết cách giao tiếp. Nghiên cứu cho thấy những trẻ có sự cải thiện rõ rệt nhất khi được điều trị từ sớm.

Phương pháp tăng cường chức năng não bộ cho trẻ

Theo một nghiên cứu của khoa Tâm thần học, Đại học Y David Geffen, Mỹ. Trí nhớ là một quá trình hoạt động của não bộ để ghi nhận, lưu giữ và nhớ lại thông tin khi cần thiết. Khả năng tập trung, ghi nhớ, phản xạ và ngôn ngữ của mỗi người là do não quyết định.

Do đó, ngoài các biện pháp điều trị can thiệp ở trên. Chúng ta cũng nên chú ý đến việc chăm sóc bộ não của trẻ. Bằng cách đảm bảo chế độ ăn của trẻ có đầy đủ các chất dinh dưỡng. Đặc biệt là bổ sung các loại vitamin và các nguyên tố vi lượng tốt cho sự phát triển não bộ. Đây sẽ là cách giúp ngăn ngừa trẻ bị tự kỷ.

Tuy nhiên, để không quá phụ thuộc vào chế độ ăn. Bạn có thể cho trẻ sử dụng thêm các loại thuốc bổ não đã được nghiên cứu lâm sàng, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả, tăng khả năng tập trung, ghi nhớ và phản xạ cho trẻ. Sử dụng những loại thuốc bổ não này cũng nên cần có sự tư vấn của bác sĩ, chuyên gia.

Bài viết trên đây của Sức Khỏe Thời Đại là những chia sẻ cho các bậc làm cha làm mẹ hiểu rõ hơn về việc trẻ bị tự kỷ. Với những sự hiểu biết về bệnh rõ ràng hơn. Cha mẹ sẽ có những biện pháp cụ thể hơn để ngăn ngừa và chữa trị bệnh cho con. Đem lại cho con một cuộc sống khỏe mạnh, một tương lai tươi sáng.

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn suckhoethoidai.com như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Copyright © 2022 - 2024 | suckhoethoidai.com | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status