Cẩm nang

Mụn trứng cá là gì? Nguyên nhân, cách điều trị mụn trứng cá

Mụn trứng cá là gì? Nó là những cái mụn đáng ghét thường xuất hiện ở tuổi dậy thì. Nguyên nhân và cách chữa trị mụn trứng cá là gì?

Bước vào tuổi dậy thì với bao thay đổi lớn lao. Nhưng cũng xuất hiện những điều vô cùng đáng ghét. Đó là những cái mụn trứng cá nổi trên khuôn mặt. Nhất là đối với chị em, việc nhìn thấy xuất hiện trên mặt mình có mụn trứng cá thực sự khó chịu. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về mụn trứng cá, nguyên nhân và cách điều trị nó nhé.

Mụn trứng cá là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh mụn trứng cá là gì?

Mục Lục Bài Viết

1. Mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá thường gọi đơn giản là mụn. Mụn trứng cá là bệnh da liễu liên quan đến tuyến bã nhờn dưới da. Những lỗ trên da được gọi là lỗ chân lông và đường dẫn chất nhờn từ lỗ chân lông đến tuyến bã nhờn được gọi là nang lông. Những nốt mụn đỏ hình thành khi nang lông của bạn bị lượng lớn chất nhờn và tế bào chết làm tắc nghẽn, dẫn đến viêm. 

Mụn trứng cá là căn bệnh thường gặp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Cả nam và nữ đều có nguy cơ có mụn trứng cá. Thường gặp ở người da nhờn, phổ biến ở thanh thiếu niên và thanh niên. Mụn trứng cá có xu hướng giảm dần theo độ tuổi.

Mụn trứng cá thường xuất hiện trên mặt, vai, lưng và ngực. Mụn có thể chỉ là vài nốt nhỏ cộm lên không đau (tình trạng nhẹ), có sưng tấy đỏ (tình trạng trung bình), nhưng cũng có thể rất đau và nghiêm trọng đến mức có bọc mủ.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mụn trứng cá là gì?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mụn trứng cá, bao gồm:

  • Thay đổi hormone: lượng hormone sinh dục hay còn gọi là androgen tăng cao ở độ tuổi dậy thì sẽ làm chất nhờn tiết ra quá nhiều. Androgen cũng tăng trong quá trình mang thai. Trong một số thuốc tránh thai cũng chứa chất giống androgen. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc tránh thai.
  • Một số loại thuốc có thể gây ra mụn trứng cá: bạn có nguy cơ cao bị mụn trúng cá nếu bạn đang dùng thuốc chứa corticosteroid, androgen hoặc lithium.
  • Tiền sử gia đình: di truyền đóng một vai trò quan trọng. Nếu bố mẹ đều có mụn, con cũng sẽ có nguy cơ bị mụn.
  • Dầu mỡ: bạn có thể bị mụn khi làm việc trong khu vực dầu mỡ như chiên rán trong nhà bếp.
  • Da tiếp xúc hoặc bị đè mạnh bởi các vật dụng như: điện thoại, điện thoại di động, mũ bảo hiểm, vòng đai chặt hoặc ba lô.
  • Căng thẳng: điều này không gây ra mụn, nhưng nếu bạn đang bị mụn, căng thẳng có thể khiến mụn nặng hơn.

Các loại mụn trứng cá

Mụn trứng cá được chia thành 2 loại là loại viêm và loại không viêm:

Mụn không viêm bao gồm mụn đầu trắng và mụn đầu đen:

  • Mụn đầu đen: Hình thành khi bã nhờn và tế bào chết không được làm sạch, gây bít lỗ chân lông. Tuy nhiên bề mặt da bị hở nên nhân mụn bị oxy hóa tạo màu đen.
  • Mụn đầu trắng: Xuất hiện khi có quá nhiều chất dầu, tế bào chết gây bít tắc lỗ chân lông nhưng da không hở nên không bị oxy hóa. Loại mụn này gọi là nhân đóng.

Mụn viêm xuất hiện khi chất bã nhờn tích tụ vi khuẩn gặp điều kiện thuận lợi bắt đầu sinh sôi nảy nở, làm cho nang lông bị viêm, mọc lên những nốt đỏ, sưng tấy. Đây là những loại mụn gây đau đớn, làm mất thẩm mỹ làn da của bạn. Mụn viêm bao gồm mụn mủ, mụn trứng cá đỏ, mụn bọc, mụn dưới da

Các mức độ của bệnh mụn trứng cá

Mụn trứng cá xuất hiện trên da tùy theo tình trạng mà được phân thành 3 mức độ khác nhau, bao gồm: mức độ nhẹ, trung bình và mức độ nặng

Mức độ nhẹ: thường chỉ có các mụn đầu trắng, mụn đầu đen. Giai đoạn này thường không có các mụn sưng hay mụn viêm. Bạn nên điều trị từ khi mụn mới xuất hiện trên da để tránh biến chứng về sau.

Mức độ trung bình: Gồm các mụn có các mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn có nhân vàng hoặc trắng, số lượng mụn nhiều hơn, bắt đầu xuất hiện mụn sần đỏ.

Mức độ nặng: sự khác nhau giữa mụn giai đoạn mức độ trung bình và mức độ nặng đó là số lượng các mụn viêm nhiều hơn, kèm theo đó là tình trạng sưng tấy. Bên cạnh đó các mụn sần đỏ, mụn mủ phát triển với mật độ dày đặc. Lúc này thường là mụn sẽ không chỉ xuất hiện mụn trên mặt mà lan tỏa ra các vùng lưng, ngực, tay, cổ.

2. Triệu chứng và dấu hiệu của mụn trứng cá là gì?

Dấu hiệu và triệu chứng của mụn trứng cả phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Sau đây là những dấu hiệu chính.

  • Mụn đầu trắng – nằm trong lỗ chân lông kín;
  • Mụn đầu đen – nằm trong lỗ chân lông mở, chất nhờn chuyển sang màu sậm khi gặp không khí bị oxy hóa;
  • Mụn đỏ, viêm – nốt mẩn nhỏ, ửng đỏ;
  • Mụn mủ – mụn đỏ có mủ ở đầu mụn;
  • Mụn bọc – mụn mủ to, tạo thành bọc mủ, cứng và đau;
  • Mụn nang – mụn bọc lớn, nang lông bị viêm, chứa mủ, rất đau.

Có thể có các triệu chứng khác đặc biệt.

3. Nguyên nhân gây bệnh mụn trứng cá là gì?

3.1. Sự tăng tiết bã nhờn gây nên mụn trứng cá

Sự tăng tiết bã nhờn gây nên tình trạng da thừa bã nhờn, tích tụ lại gây bít tắc lỗ chân lông. Đây là một trong những nguyên nhân chính hình thành mụn.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sản xuất bã nhờn. Điển hình là sự thay đổi hormone, khí hậu, sử dụng thuốc, ngoài ra còn có các yếu tố di truyền. Hiện tượng tiết bã nhờn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng bị xáo trộn. Dẫn đến có thể gây nên chứng viêm da tiết bã. Đây là loại viêm phổ biến khiến da bị bong tróc, đóng vảy trắng hoặc vàng ở các khu vực da nhờn như ở đầu hoặc bên trong tai.

3.2. Sự tăng sừng là nguyên nhân gây mụn trứng cá

Sừng là lớp ngoài cùng của biểu bì và các tế bào chết đã dược dát mỏng. Sự tăng sừng là hiện tượng lớp sừng dày lên khiến cho việc hoạt động của tuyến bã nhờn bị dán đoạn và ứ đọng lại trên da. Hiện tượng này khiến các vách nang phình lên. Dẫn đến sự hình thành mụn đầu trắng, hoặc mụn đầu đen.

3.3. Quá trình thâm nhập của vi sinh vật gây bệnh mụn trứng cá

Một số vi khuẩn thông thường sống trên da một cách vô hại (propionibacteria). Tuy nhiên khi tình trạng bã nhờn ứ đọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho loại vi khuẩn này phát triển một cách mạnh mẽ và thâm nhập các nang bị bịt kín. Dẫn đến sự hình thành các nốt sần, mụn mủ, mụn bọc hoặc mụn nang.

3.4. Sự viêm nhiễm gây mụn trứng cá

Hậu quả của những hiện tượng trên khiến da ửng đỏ, sưng viêm bởi liên kết tế bào da trong nang lông bị phá vỡ, chất béo, axit béo, tế bào sừng (đã chết), vi khuẩn và các mảnh tế bào được giải phóng, lan sang các vùng da khác tạo thành các vết viêm nhiễm rộng và sâu, hình thành mụn trứng cá mảng, trứng cá bọc…

3.5. Một số nguyên nhân khác gây bệnh mụn trứng cá

Sự thay đổi nội tiết tố

Hormone đóng vai trò quan trọng dẫn đến sự hình thành mụn trứng cá ở thanh thiếu niên (mặc dù mụn trứng cá có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi). Sự gia tăng một loại nội tiết có tên gọi Androgens ở cả nam và nữ trong độ tuổi dậy thì khiến bã nhờn được sản xuất nhiều hơn mức cần thiết.
Mụn trứng cá có thể khiến tâm trạng chán nản. Vì vậy việc tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia da liễu trong giai đoạn đầu bị mụn trứng cá trở nên rất quan trọng.

Phần lớn mụn trứng cá biến mất một cách tự nhiên sau tuổi dậy thì. Tuy nhiên vẫn cần phải có các phương pháp chữa trị mụn hiệu quả để ngăn ngừa việc hình thành sẹo về sau.

Gen di truyền

Gen cũng được cho là có ảnh hưởng đến sự phát triển của mụn trứng cá ở mỗi người. Chính vì vậy, nếu cả cha và mẹ đều bị mụn trứng cá, tỷ lệ con cái của họ mắc phải cũng sẽ cao hơn. Tuy nhiên nếu có phương pháp phòng ngừa và điều trị mụn đúng đắn, bạn có thể hạn chế được đến mức tối đa tình trạng mụn.

Thuốc

Một số loại thuốc cũng có tác dụng phụ gây nên mụn trứng cá ở một số người. Bởi nó ảnh hưởng đến chức năng gan, làm giảm khả năng thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể. Đồng thời, hệ miễn dịch của cơ thể xuất hiện phản ứng lại với thuốc, tạo ra kháng thể và histamin, phản ứng trên da gây ra các dạng mụn.

Thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý

Ngoài những nguyên nhân gây mụn nói trên. Lý do khác là do quá trình sinh hoạt, thói quen ăn uống hàng ngày không hợp lý như:

  • Một chế độ dinh dưỡng quá nhiều cacbon hydrat (quá nhiều đường và bột).
  • Dùng quá nhiều sữa bò và các sản phẩm từ sữa (ngoại trừ pho mát).
  • Hút thuốc lá.
  • Trang điểm khiến lỗ chân lông bị bít tắc.

Có rất nhiều những suy đoán liên quan đến mụn trứng cá. Hầu hết đều đổ lỗi cho người bị mụn. Chẳng hạn như nguyên nhân của mụn trứng cá là do da bẩn, vệ sinh kém hoặc ăn uống không điều độ, hay mụn trứng cá là bệnh truyền nhiễm. Những suy đoán này hoàn toàn không đúng với sự thật. Thậm chí có thể gây nên những lo âu không đáng có cho người bệnh vốn đã thiếu tự tin.

Cách điều trị mụn trứng cá là gì?

Phương pháp điều trị mụn trứng cá tuỳ thuộc vào loại mụn và tình trạng mụn của bạn nặng hay nhẹ. Đôi lúc bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để điều trị hiệu quả nhất và tránh tình trạng “nhờn” thuốc do vi khuẩn trong mụn đã kháng thuốc. Bạn có thể trị mụn trứng cá bằng cách sử dụng kem dưỡng hoặc thuốc đặc trị và thuốc uống.

Đối với mụn trứng cá nhẹ (mụn đầu trắng, mun đầu đen hoặc mụn đỏ nhỏ). Những phương pháp trị mụn có thể là rửa mặt với sữa và nước ấm, dùng sữa rửa mặt, bôi kem chứa các chất trị mụn trứng cá. Nếu những phương pháp này không hiệu quả. Bạn hãy đi gặp bác sĩ, bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc ngoài da mạnh hơn. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn dùng kem chứa chất kháng sinh hoặc thử các loại thuốc bôi làm giãn lỗ chân lông.

Đối với mụn đỏ, sưng và nghiêm trọng hơn. Bạn bôi kem hoặc thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng thuốc hay kem khi không có hướng dẫn của bác sĩ.

Trị mụn trứng cá có thể kết hợp bằng nhiều cách

Thỉnh thoảng mụn trứng cá cần được trị với thuốc mạnh hoặc kết hợp bôi và uống. Mụn viêm sâu như mụn bọc và mụn nang thường để lại sẹo. Do đó, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc kháng sinh ngay từ đầu để tránh mụn sưng to nhiều hơn. Đồng thời kết hợp nhiều liệu pháp khác. Có nhiều phương pháp để xóa sẹo như liệu pháp laser cho sẹo lõm hoặc bôi thuốc cho sẹo lồi nhỏ và tiểu phẫu cho sẹo lồi lớn. Bạn hãy hỏi bác sĩ để có thêm thông tin và phương pháp trị sẹo thích hợp nhất.

Đa số phương pháp trị mụn trứng cá đều cần thời gian từ 6 đến 8 tuần mới thấy hiệu quả. Một số phương pháp sẽ làm bạn bị mụn nặng hơn trước khi khỏi hẳn. Một số thuốc tránh thai có thể giúp kiểm soát mụn trứng cá của nữ khi sắp đến kỳ kinh nguyệt. Thuốc tránh thai làm giảm lượng androgen, hormone sinh dục kích thích mụn trứng cá. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ khi chọn thuốc tránh thai để biết thêm chi tiết.

Cách phòng ngừa mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá của bạn sẽ được cải thiện nếu bạn biết những cách cơ bản chăm sóc da và bản thân dưới đây:

  • Ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và uống nhiều nước (ít nhất 1.5 lít/ngày) sẽ giúp chất nhờn dưới da dễ bài tiết hơn và cải thiện tình trạng trao đổi chất trong cơ thể bạn.
  • Rửa mặt nhẹ nhàng ít nhất 2 lần/ngày với sữa rửa mặt đặc trị.
  • Ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ, đúng giờ để các hormone không bị rối loạn.
  • Giữ tay sạch để tránh lây vi khuẩn và chất bẩn từ tay vào mụn, khiến mụn càng tệ hơn.
  • Dùng thuốc hoặc kem theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tránh những chất gây kích ứng mụn như mỹ phẩm không hợp với da và kem che khuyết điểm. Bạn nên dùng mỹ phẩm, kem chống nắng và dầu gội đầu không chứa dầu (oil free) và trên nhãn có ghi không gây mụn.
  • Nếu bạn bị kích ứng mụn do nắng thì tốt nhất là không nên để da trần tiếp xúc trực tiếp dưới nắng. Bạn nên dùng kem chống nắng không chứa dầu. Bạn có thể hỏi dược sĩ ở tiệm thuốc hoặc bác sĩ trị mụn cho bạn để mua loại kem chống nắng phù hợp.
  • Đừng tự ý nặn mụn hoặc tự lấy mủ vì rất dễ để lại sẹo hoặc làm lây lan chỗ viêm. Bác sĩ sẽ lấy mụn cho bạn khi cần.
  • Gặp bác sĩ nếu mụn trở nên nặng hơn hoặc để lại sẹo dù đã được điều trị.

Cần phải tìm đến đúng các bác sĩ chuyên khoa da liễu

Điều trị mụn cần nhiều thời gian và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm từ bác sĩ chuyên khoa da liễu. Nếu tình trạng mụn của bạn kéo dài, ảnh hưởng thẩm mỹ và mất tự tin. Bạn nên đi khám và điều trị lâu dài tại các bác sĩ da liễu uy tín. Đừng tự ý mua thuốc bôi hay can thiệp nặn mụn. Vì làm thế có thể làm tình trạng mụn trở nên xấu hơn và để lại sẹo rỗ. Tùy theo cơ địa và mức độ mụn mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc hoặc can thiệp thích hợp. Tuy nhiên, mụn không thể hết trong một vài ngày. Bạn cần kiên nhẫn theo suốt liệu trình điều trị để có kết quả tốt nhất.

Bệnh mụn trứng cá là gì? Đây là loại mụn xuất hiện chủ yếu vào tuổi dậy thì. Mụn có nhiều dạng, có nhiều cấp độ bệnh. Trên đây là những nguyên nhân gây bệnh và cách phòng trừ bệnh. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, các bạn sẽ hiểu hơn về mụn trứng cá. Tìm ra những cách để loại trừ những cái mụn đáng ghét này.

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn suckhoethoidai.com như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Copyright © 2022 - 2024 | suckhoethoidai.com | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status