Cẩm nang

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) xảy ra ở phụ nữ là gì?

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là gì? Nó xảy ra trong bao lâu? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?

Khi kỳ kinh nguyệt sắp đến, chị em có thể nhận thấy một số dấu hiệu đặc trưng. Đối với hầu hết phụ nữ, chúng chỉ là những điều đơn giản như ngực căng cứng hay thèm ngọt. Nhưng đối với nhiều người khác, những ngày trước khi kỳ kinh nguyệt đến khá khó khăn. Nếu nó làm cuộc sống thường ngày của bạn trở nên bất tiện, đó có thể là hội chứng tiền kinh nguyệt. Hôm nay, Sức Khỏe Thời Đại sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng này.

Hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra ở phụ nữ là gì?

Mục Lục Bài Viết

Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là một tổ hợp của những rối loạn về cảm xúc, thể chất, tâm lý và tâm trạng. Xuất hiện sau thời kỳ rụng trứng của một người phụ nữ, thường kết thúc khi hành kinh bắt đầu. Theo thống kê, khoảng 3 trong mỗi 4 người phụ nữ đã trải nghiệm hội chứng này trong chu kỳ của mình. Các triệu chứng có xu hướng tái xuất hiện theo một mô hình nhất định. Nhưng các thay đổi về mặt cảm xúc và thể chất có thể dao động từ không quá rõ ràng đến rất dữ dội.

Hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm các triệu chứng xảy ra vào khoảng thời gian nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Hậu quả gây ra nhiều khó chịu về mặt thể chất, tinh thần và cảm xúc, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Các triệu chứng khó chịu về thể chất và tinh thần của hội chứng tiền kinh nguyệt thường kéo dài trong khoảng từ 1 – 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt kế tiếp và sẽ biến mất ngay sau đó khi ra máu kinh.

Biểu hiện của triệu chứng

Có rất nhiều biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt. Sau đây là những biểu hiện tiêu biểu mà phụ nữ thường hay gặp

Biểu hiện về cảm xúc và hành vi của hội chứng

– Căng thẳng hoặc bồn chồn, tâm trạng chán nản, dễ xúc động;

– Tâm trạng thất thường và cáu gắt hoặc giận dữ;

– Khẩu vị thay đổi và thèm ăn;

– Khó ngủ hoặc mất ngủ;

– Lãnh cảm;

– Khả năng tập trung suy giảm;

– Ham muốn tình dục thay đổi.

Biểu hiện về thể chất của hội chứng

– Đau cơ hoặc khớp;

– Đau đầu, mệt mỏi;

– Tăng cân do cơ thể tích tụ nước;

– Đầy bụng, táo bón hoặc tiêu chảy;

– Ngực sưng;

– Nổi nhiều mụn.

Bất kể tính nghiêm trọng của các triệu chứng, chúng thường sẽ biến mất trong 4 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt đối với phần lớn phụ nữ.

Nguyên nhân hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?

Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt chưa được làm rõ. Nhưng có vài yếu tố có thể kích thích tình trạng này xảy ra:

Do thay đổi theo chu kỳ của hormone

Các biểu hiện và triệu chứng của hội chứng thay đổi theo biến động nội tiết tố và biến mất khi mang thai và mãn kinh.

Do thay đổi về hóa chất não

Nồng độ serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh được cho rằng đóng vai trò chủ chốt trong tình trạng tâm lý. Khi dao động có khả năng gây ra các triệu chứng PMS. Không đủ lượng serotonin góp phần vào trầm cảm trước hành kinh, mệt mỏi, thèm ăn và khó ngủ.

Do trầm cảm

Một số phụ nữ gặp phải triệu chứng nghiêm trọng có mắc bệnh trầm cảm chưa qua chẩn đoán, mặc dù chỉ riêng trầm cảm không gây ra tất cả các triệu chứng.

Cách điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?

Nếu hội chứng tiền kinh nguyệt chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ đến trung bình. Tình trạng này có thể giải quyết bằng cách thay đổi lối sống hoặc chế độ ăn uống. Nếu các triệu chứng tiền kinh nguyệt bắt đầu can thiệp vào cuộc sống của người bệnh. Quyết định điều trị bằng thuốc có thể được bác sĩ lựa chọn. Điều trị như thế nào sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Chỉ trong những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ mới cân nhắc cho dùng thuốc. Nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra tác dụng không mong muốn.

Tập thể dục

Đối với nhiều phụ nữ, thực hiện thường xuyên các động tác tăng cường nhịp thở và nhịp tim sẽ làm giảm các triệu chứng do hội chứng tiền kinh nguyệt gây ra. Ngoài ra còn làm giảm mệt mỏi và ngăn ngừa xảy ra trầm cảm. Các động tác tập thể dục, bao gồm đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe và bơi lội, giúp tăng cường chức năng tim mạch và chức năng hô hấp. Nên đặt mục tiêu tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày vào hầu hết các ngày trong tuần.

Thư giãn và giải tỏa căng thẳng

Hãy tìm cách thư giãn và giảm căng thẳng khi đang mắc hội chứng tiền kinh nguyệt. Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện liệu pháp thư giãn để điều trị triệu chứng. Liệu pháp thư giãn thường là các bài tập thở, thiền và yoga. Bên cạnh đó, liệu pháp massage cũng là một hình thức trị liệu đơn giản khác có thể áp dụng.

Ngoài ra, ngủ đủ giấc cũng là yếu tố rất quan trọng. Nó giúp phụ nữ có đủ sức khỏe để chống lại các cơn đau bụng tiền kinh nguyệt. Tập thói quen đi ngủ đúng giờ, cố gắng thức dậy và đi ngủ vào cùng một thời điểm trong ngày, kể cả cuối tuần. Điều đó có thể giúp giải tỏa tâm trạng căng thẳng và mệt mỏi.

Thay đổi chế độ ăn uống

Những thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống có khả năng làm giảm các triệu chứng của tiền kinh nguyệt:

  • Đa dạng nguồn carbohydrate phức hợp. Một chế độ ăn giàu carbohydrate phức hợp có thể làm dịu các triệu chứng bất thường trong tâm trạng và cảm giác thèm ăn. Carbohydrate phức hợp thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm làm bằng ngũ cốc nguyên hạt. Đó là bánh mì ngũ cốc, mì ống và hạt ngũ cốc. Một số ví dụ khác, bao gồm lúa mạch, gạo nâu và đậu lăng.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi. Như sữa chua và rau lá xanh, vào thực đơn hàng ngày của bạn.
  • Giảm lượng chất béo, muối và đường.
  • Tránh tiêu thụ bia, rượu và các món có chứa cafein như trà đặc, cà phê.
  • Thay đổi thói quen ăn uống. Chia làm 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày thay vì ba bữa chính. Hoặc ăn ít hơn một chút trong ba bữa ăn chính và bổ sung thêm ba bữa ăn nhẹ.
  • Giữ lượng đường trong máu luôn ổn định cũng là một cách giải quyết triệu chứng.

Sử dụng các loại thực phẩm bổ sung

Bổ sung 1.200 mg canxi mỗi ngày sẽ làm giảm đi phần nào các triệu chứng về thể chất và tinh thần gây ra bởi hội chứng tiền kinh nguyệt. Ngoài ra, Magie cũng là thành phần tốt cho cơ thể. Magie làm giảm khả năng giữ nước (tình trạng phù), giảm đau bụng tiền kinh nguyệt và các triệu chứng liên quan đến tâm trạng. Vitamin E cũng có tác dụng giúp giảm các triệu chứng của tiền kinh nguyệt.

Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm được quảng cáo lan tràn. Quảng cáo có tác dụng hỗ trợ đối với hội chứng tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm này đều chưa được thử nghiệm hoặc chưa được chứng minh là có hiệu quả. Lưu ý trước khi dùng bất kỳ sản phẩm hoặc thực phẩm bổ sung nào. Bạn nên trao đổi kỹ với bác sĩ về các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. Sử dụng các chất bổ sung quá liều lượng hoặc kết hợp với một số thuốc có thể dẫn đến các tác hại ngoài ý muốn.

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Các loại thuốc ngăn ngừa sự rụng trứng. Chẳng hạn như thuốc tránh thai nội tiết tố. Nó có thể làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt liên quan đến thể chất. Tuy nhiên, không phải tất cả các thuốc này đều có khả năng làm ổn định tâm trạng của bệnh nhân.

Thuốc chống trầm cảm có thể giúp ích trong việc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt ở một số phụ nữ. Các thuốc thuộc nhóm này giúp giảm bớt các triệu chứng bất thường về tinh thần. Chúng thường được sử dụng 2 tuần trước khi xuất hiện dấu hiệu tiền kinh nguyệt hoặc trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Bác sĩ sẽ lựa chọn và kê đơn thuốc thích hợp dựa vào tình trạng bệnh.

Bên cạnh đó, để giảm đau bụng tiền kinh nguyệt. Thuốc chống viêm có thể được sử dụng. Tuy nhiên, thường bác sĩ sẽ cân nhắc vì nhóm thuốc này có tác dụng phụ gây xuất huyết dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng. Lưu ý không được tự ý sử dụng nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Nếu nhận thấy người bệnh có triệu chứng sưng phù. Bác sĩ có thể sẽ phối hợp thêm thuốc lợi tiểu để ngăn ngừa sự tích tụ nước trong cơ thể. Việc sử dụng thuốc nhóm NSAID và thuốc lợi tiểu cùng một lúc có thể gây ra các vấn đề về thận. Do đó, nếu có thể, người bệnh nên liệt kê các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ điều trị có thể quyết định kê đơn phù hợp hơn.

Tổng kết bài viết

Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì? Nó là hội chứng xảy ra ở phụ nữ, gây ra những rối loạn về cảm xúc, tâm trạng, tinh thần và ảnh hưởng tới sức khỏe nữ giới. Bài viết trên đây là những chia sẻ của về hội chứng tiền kinh nguyệt từ các nguồn tài liệu chỉ mang giá trị tham khảo.

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn suckhoethoidai.com như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Copyright © 2022 - 2024 | suckhoethoidai.com | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status