Cẩm nang

Dịch vụ truyền dịch tại nhà là gì? Có gây nguy hiểm không?

Truyền dịch và dịch vụ truyền dịch tại nhà là gì? Dịch vụ truyền dịch tại nhà có những ưu điểm là gì và có gây nguy hiểm không?

Bệnh tật là điều không tránh khỏi với mỗi con người. Thông thường khi bị bệnh thì chúng ta phải đến bệnh viện để khám. Nhưng có những bệnh chúng ta có thể tự chữa ở nhà hoặc sử dụng các dịch vụ sức khỏe & chữa bệnh tại nhà. Xã hội phát triển, sẽ cho chúng ta rất nhiều giải pháp để bảo vệ sức khỏe của mình.

Một ngày nào đó, tự dưng cơ thể chúng ta có vấn đề. Sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy, mất nước, không muốn ăn…suy kiệt sức khỏe. Lúc đó cơ thể cần phải được truyền dịch. Các bác sĩ, nhân viên y tế sẽ tiến hành truyền dịch để phục hồi sức khỏe bệnh nhân. Nhưng có thể có một số lý do nào đó chúng ta không đến được bệnh viện. Lúc đó hãy nghĩ đến ngay các dịch vụ truyền dịch tại nhà. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu truyền dịch và dịch vụ truyền dịch nhé!

Dịch vụ truyền dịch tại nhà là gì?

Mục Lục Bài Viết

1. Truyền dịch và dịch vụ truyền dịch tại nhà là gì?

Truyền dịch là việc truyền các chất dịch có lợi vào bên trong cơ thể người bệnh. Nhằm mục đích phục hồi sức khỏe bệnh nhân. Việc truyền dịch được tiến hành truyền trực tiếp vào tĩnh mạch của người bệnh với một khối lượng dịch.

Dịch vụ truyền dịch tại nhà hay còn gọi với những cái tên phổ biến khác như dịch vụ truyền nước biển tại nhà, dịch vụ truyền nước, dịch vụ truyền đạm tại nhà. Dịch vụ này được cung cấp bởi các trung tâm bác sĩ tại nhà. Yêu cầu với các trung tâm này là phải được cấp phép hoạt động.

Khi người bệnh sử dụng dịch vụ truyền dịch tại nhà. Các nhân viên y tế của trung tâm dịch vụ sẽ đến tận nơi để thăm khám. Rồi chỉ định người bệnh truyền các loại dịch phù hợp.

Các loại dịch được truyền phân làm 3 nhóm cơ bản sau

Nhóm cung cấp dưỡng chất cho cơ thể (glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa vitamin, chất đạm, chất béo). Nhóm này được sử dụng truyền dịch cho người suy nhược cơ thể, những đối tượng phẫu thuật, suy dinh dưỡng, không thể ăn được bằng đường miệng, hoặc không tiêu hóa được thức ăn,…

Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải (dung dịch natri clorua 0.9%, lactate ringer, bicarbonate natri 1.4%,…). Dùng cho bệnh nhân bị mất nước, mất máu khi bị tiêu chảy, ói mửa, bỏng, ngộ độc.

Nhóm đặc biệt (huyết tương tươi, dung dịch dextran, dung dịch chứa albumin, haes-steril, gelofusine, dung dịch cao phân tử,…). Dùng trong các trường hợp bệnh nhân cần bù nhanh chất albumin hay lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Căn cứ để tiến hành truyền dịch

Bác sĩ cần xét nghiệm máu và làm nhiều thủ tục khác trước khi chỉ định truyền dịch cho bệnh nhân. Trong cơ thể của mỗi con người đều có các chỉ số trung bình trong máu, về các chất đạm, đường, muối, các chất điện giải… Nếu một trong các chỉ số trung bình trên còn thấp hơn mức độ chỉ số bình thường cho phép thì lúc đó chúng ta mới bù đắp.

Để quyết định bệnh nhân có cần truyền dịch hay không. Các bác sĩ bệnh viện hoặc trung tâm dịch vụ truyền dịch tại nhà thường hay dựa vào các kết quả của xét nghiệm. Rồi mới chỉ định trường hợp nào cần thiết và trường hợp nào chưa cần thiết để truyền bổ sung và số lượng bổ sung là bao nhiêu.

Trong một số trường hợp đặc biệt. Dù chưa có kết quả xét nghiệm nhưng các bác sĩ vẫn phải cho bệnh nhân truyền dịch. Điều này xảy ra khi người bệnh bị mất nước (do nôn quá nhiều, tiêu chảy), mất máu, bị ngộ độc, suy dinh dưỡng nặng hoặc các bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật. Còn đối với những bệnh nhẹ thì tốt nhất không nên truyền dịch.

Nếu cơ thể bị mất nước nhưng vẫn ăn uống được. Truyền dịch sẽ không tốt bằng phương pháp bù nước qua đường uống. Cụ thể, truyền một chai glucose 5% chỉ tương đương với việc uống gần một thìa cà phê đường, truyền một chai dung dịch muối 9% chỉ như uống một bát canh nhạt.

Dịch vụ truyền dịch tại nhà có gây nguy hiểm không?

Tất nhiên dù là ở trong bệnh viện hay sử dụng dịch vụ truyền dịch tại nhà đều có thể có nguy hiểm xảy ra. Bởi vì không phải nhân viên y tế nào cũng biết cách ứng phó trước nguy cơ tai biến, dị ứng, sốc, nhiễm khuẩn, phù não,… ở bệnh nhân.

Do người bệnh sử dụng dịch vụ truyền dịch tại nhà của các trung tâm y tế giả mạo. Những trung tâm này không có giấy phép kinh doanh hành nghề. Do tin tưởng vào những lời ngon ngọt, ham giá rẻ, tiền mất tật mang. Không những không khỏi bệnh mà còn mang thêm bệnh vào người.

Do người bệnh sau khi sử dụng dịch vụ truyền dịch xong. Tự mình đi mua dung dịch truyền. Rồi tự áp dụng như cách làm của bên cung cấp dịch vụ. Nhưng họ đã mắc sai lầm ở chỗ. Bệnh tình của họ mắc phải có thể không như lúc trước.

Những lưu ý khi  truyền dịch tại nhà

Bệnh nhân không được tự ý đến cơ sở y tế, quầy bán dược phẩm hoặc mời dược sĩ về nhà truyền dịch khi chưa được khám, xét nghiệm các chỉ số liên quan. Thay vào đó, người bệnh chỉ truyền dịch khi có chỉ định của bác sĩ bệnh viện, và bác sĩ của trung tâm cung cấp dịch vụ truyền dịch. Khi họ xác định rõ tình trạng cơ thể của chúng ta cần loại dịch truyền gì, liều lượng bao nhiêu.

Nên truyền dịch ở những cơ sở y tế có các bác sĩ chuyên môn giỏi. Có dụng cụ và thiết bị xử lý phù hợp khi xảy ra tai biến. Chủ động kiểm tra hạn dùng bộ dây truyền và túi đựng. Tuân thủ tuyệt đối các quy định trong truyền dịch. Những quy định về tốc độ, thời gian, liều lượng. Đồng thời, dụng cụ truyền dịch phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối. Các bác sĩ phải thường xuyên theo dõi tình trạng của bệnh nhân.

Khi đang truyền dịch, nếu cơ thể có những biểu hiện bất thường như khó thở, rét run, phù chỗ tiêm,… Bệnh nhân cần báo ngay cho nhân viên y tế  của trung tâm cung cấp dịch vụ truyền dịch tại nhà để kịp thời xử trí. Tránh những biến chứng nguy hiểm hơn. Các cơ sở y tế này phải có thuốc cấp cứu chống sốc. Phòng ngừa không may khi xảy ra tai biến có thể cấp cứu bệnh nhân kịp thời.

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn suckhoethoidai.com như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Copyright © 2022 - 2024 | suckhoethoidai.com | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status