Công dụng của lá cây nhọ nồi chữa bệnh như thế nào? Tổng hợp 10 công dụng của lá cây nhọ nồi trong việc chữa bệnh theo dân gian.
Ở xung quanh ta có rất nhiều dược liệu thiên nhiên. Đó có thể là những loại cây phổ biến như cây cúc tần, cây húng, cây ngải…Và sẽ thật thiếu sót khi không nhắc đến cây nhọ nồi. Cây nhọ nồi là gì? Nó là một loại cây với các tên gọi khác là cây cỏ mực, bạch hoa thảo, hạn liên thảo, thủy hạn liên. Tên khoa học là Eclipta alba Hassk, thuộc họ nhà cúc. Cây có công dụng chữa rất nhiều các loại bệnh phổ biến.
Đặc điểm dễ nhận dạng nhất của cây nhọ nồi đó là khi vò nát thì thấy có nước màu đen chảy ra. Cây thường mọc bò hoặc thẳng đứng có lông thưa, với chiều cao khoảng từ 20-40cm và đôi khi cao đến 80cm. Thân cây thường có màu nâu và lục nhạt hoặc có màu hơi đỏ tía.
Lá của cây nhọ nồi hay mọc đối nhau và có phiến lá hẹp dài khoảng từ 2,5 -3cm. Mép lá nguyên hoặc thỉnh thoảng có một vài lá có răng cưa cạn. Ở cả 2 mặt trên và dưới của lá đều có lông. Hoa có mày trắng và hay mọc ở trên đầu cành hoặc ở những kẽ lá. Quả của cây thường dẹt và có 2 cạnh. Cây thường mọc hoang ở những vùng đồng bằng. Cây có thể sử dụng cả tươi và khô.
Mục Lục Bài Viết
10 công dụng của lá cây nhọ nhồi chữa bệnh như thế nào?
Công dụng cầm máu bằng cây nhọ nồi
Do trong cây nhọ nồi có chứa chất tanin. Chất này có thể làm giảm đi thời gian đông máu. Thế nên được khá nhiều người sử dụng để đắp lên các vết thương nhỏ khi bị chảy máu. Ngoài ra cây nhọ nồi còn có tác dụng rất tốt trong chữa tình trạng chảy máu cam. Khi bạn gặp tình trạng chảy máu cam thường xuyên. Bài thuốc dưới đây từ cây nhọ nồi để có thể điều trị dứt điểm được tình trạng chảy máu cam.
Bạn chỉ cần chuẩn bị cây nhọ nồi, hoa hòe và cam thảo và sắc lấy nước uống mỗi ngày. Thực hiện bài thuốc này thường xuyên để có thể giúp giảm đi tình trạng chảy máu cam. Công dụng của lá cây nhọ nồi giúp cầm máu được nhiều người biết đến nhất.
Tác dụng chữa nổi mề đay từ cây nhọ nồi
Việc sử dụng cây nhọ nồi chữa nổi mề đay từ xưa đã được khá nhiều người sử dụng và cho kết quả tốt. Để có thể chữa nổi mề đay bằng cây nhọ nhồi thì bạn cần phải thực hiệu như sau:
Chuẩn bị một nắm lá nhọ nồi, lá khế, rau diếp cá, dưa chuột, lá nhài, lá huyết dụ. Đem tất cả các loại lá này đi rửa sạch và ngâm với nước muối loãng. Sau đó cho vào cối giã nát ra để lấy nước uống. Ngoài ra để tăng công dụng của bài thuốc này thì bạn cũng có thể sử dụng thêm bã để xoa lên vùng da bị nổi mề đay. Việc trong uống ngoài xoa có thể giúp điều trị bệnh nổi mề đay cực kỳ hiệu quả.
Công dụng chữa gan nhiễm mỡ của lá cây nhọ nồi
Bệnh gan nhiễm mỡ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới tình trạng bệnh này. Để có thể điều trị được tình trạng gan nhiễm mỡ thì bạn nên sử dụng cây nhọ nồi để có thể điều trị được tình trạng bệnh. Bạn nên uống nước từ cây mỗi ngày sẽ khiến cho tình trạng gan nhiễm mỡ được cải thiện một cách rõ ràng nhất.
Tác dụng của cây nhọ nồi chữa chứng sốt phát ban
Sử dụng bài thuốc điều chế từ cây nhọ nồi để có thể làm giảm đi tình trạng sốt phát ban. Bài thuốc chữa phát ban khá đơn giản và được khá nhiều người bệnh sử dụng. Bài thuốc thực hiện với cây nhọ nhồi, mạch môn, rau sam, sài đất, huyết sâm. Bạn chỉ cần lấy tất cả các nguyên liệu ở trên đem sắc lấy nước uống. Sử dụng liên tục trong vòng vài ngày thì tình trạng bệnh sẽ được giảm dần.
Công dụng chữa suy nhược cơ thể của lá cây nhọ nồi
Để có thể giúp cải thiện tình trạng cơ thể đang bị suy nhược, ăn không ngon. Bạn có thể sử dụng bài thuốc từ cây nhọ nồi dưới đây:
Bạn chỉ cần sử dụng cây nhọ nồi, mần thầu, gừng khô. Cho tất cả các nguyên liệu ở trên lên sao khô và sắc với 3 chén nước dừa nhỏ đẻ có thể sử dụng mỗi ngày 2 lần giúp cho tình trạng cơ thể của bạn được cải thiện một cách tốt nhất.
Tác dụng của cây nhọ nồi chữa viêm họng
Cũng như lá cây cúc tần, lá cây nhọ nồi cũng có công dụng chữa viêm họng. Việc điều trị chứng viêm họng bằng loại cây này cực kỳ hiệu quả. Đặc biệt với các triệu chứng của bệnh như đau họng, họng bị sưng và bị đau khi nuốt. Hiệu quả điều trị chỉ trong 3-4 ngày. Bài thuốc này bạn nên kết hợp giữa cây nhọ nồi, bồ công anh và cam thảo thì cho kết quả tốt nhất. Bạn chỉ cần cho các nguyên liệu trên sắc lấy nước và uống liên tục để có thể điều trị bệnh tốt.
Xem thêm bài viết
Công dụng của lá cây cúc tần chữa bệnh như thế nào?
Công dụng chữa tình trạng sốt cao bằng lá cây nhọ nồi
Đối với những trường hợp người bệnh bị cảm. Nhưng khôn muốn hoặc không thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh. Có thể sử dụng bài thuốc từ cây nhọ nồi này bằng cách sau đây:
Bạn cần phải chuẩn bị một nắm cây nhọ nồi, sài đất, củ sắn dây và cam thảo sắc lấy nước để uống hàng ngày. Bài thuốc này được xem là bài thuốc cứu cánh cho các trường hợp bệnh ở trên cực kỳ hiệu quả.
Cây nhọ nồi có tác dụng chữa tình trạng rong kinh ở phụ nữ
Khi chị em phụ nữ có những biểu hiện của tình trạng rong kinh. Bài thuốc từ cây nhọ nồi để chữa cực kỳ hiệu quả. Cách điều trị này khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy cỏ nhọ nồi tươi và giã nát ra vắt lấy nước uống hoặc cũng có thể sử dụng cây nhọ nồi khô sắc lấy nước để uống. Chỉ sau một vài ngày là tình trạng rong kinh sẽ hết.
Công dụng chữa đau dạ dày của lá cây nhọ nồi
Thành phần trong cây nhọ nồi có tác dụng chữa bệnh dạ dày:
Vitamin K: Có tác dụng cầm máu, ngăn chặn tình trạng chảy máu dạ dày. Làm nhanh lành các vết loét cũng như tổn thương tại niêm mạc dạ dày.
Flavonozit và carotene: Những chất này có tác dụng trung hòa axit trong dịch vị dạ dày. Qua đó giảm cảm giác ợ chua, buồn nôn và ngăn chặn tình trạng viêm loét dạ dày do axit tiết ra quá nhiều.
Tanin: Khi vào cơ thể, tanin sẽ tạo thành một chất kết tủa che phủ niêm mạc dạ dày. Bảo vệ tổn thương khỏi nhiễm trùng, làm se lành vết loét.
Công dụng chữa sỏi thận của lá cây nhọ nồi
Cây cỏ mực có tính lạnh, vị ngọt chua, không độc có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh thận. Còn đỗ đen là một loại hạt cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Theo Đông y đỗ đen có tính hàn, vị ngọt, chứa nước nên có khả năng làm sáng mắt, lợi thủy bổ thận, giải độc có tác dụng điều trị bệnh thận.
Chính vì vậy khi kết hợp cây cỏ mực và đỗ đen đã tạo ra một bài thuốc chữa bệnh suy thận hiệu quả. Bởi vì cả 2 loại này đều có công dụng để điều trị bệnh thận, đồng thời lại rất dễ tìm.
Bên cạnh đó, bài thuốc chữa suy thận từ cây cỏ mực và đỗ đen lành tính. Phù hợp với tất cả cơ địa, cũng như thể trạng của người bệnh. Tác dụng của bài thuốc chính là loại bỏ tình trạng tiểu đêm, hay bị mộng mị khi ngủ, hạn chế dấu hiệu đau nhức lưng. Người bệnh chỉ cần áp dụng bài thuốc này đều đặn trong vòng vài tháng sẽ thấy các dấu hiệu bệnh thuyên giảm. Giảm bớt chứng suy thận, và ăn sẽ thấy có cảm giác ngon miệng hơn.
Trên đây Sức Khỏe Thời Đại đã tổng hợp 10 công dụng của lá cây nhọ nồi trong việc chữa bệnh. Ngoài ra cây nhọ nồi còn có tác dụng trong việc làm đẹp. Cây nhọ nồi giúp cho việc tuần hoàn máu ở da, giúp da và tóc hấp thụ được nhiều dưỡng chất. Nhờ đó da dẻ hồng hào và mịn màng, tóc suôn mượt.