Cẩm nang

Bà bầu bị thiếu máu gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con

Sinh con là thiên chức của người mẹ, tuy nhiên thời kỳ bà bầu bị thiếu máu lại gây rất nhiều nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.

Bà bầu thiếu máu có thể dễ dàng điều trị nếu được phát hiện kịp thời. Tuy nhiên nếu mẹ chủ quan, không phát hiện sớm khi mang thai thì có thể sẽ gây nguy hại lớn cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây giúp nhận biết các dấu hiệu bị thiếu máu và cách điều trị, phòng ngừa.

Bà bầu bị thiếu máu gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con

Mục Lục Bài Viết

Tình trạng thiếu máu ở bà bầu là gì? Tại sao bị thiếu máu?

Thiếu máu là tình trạng số lượng hồng cầu hay huyết sắc tố trong máu giảm so với với bình thường. Điều này dẫn đến việc cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể hoạt động bị giảm. Ước tính, khoảng 50% phụ nữ bị thiếu máu khi mang thai, và đa số thiếu máu ở bà bầu là do thiếu sắt.

Thiếu máu trong thai kì được xác định khi tỷ lệ hemoglobin (Hb)<110g/L và được gọi là thiếu máu nặng nếu Hb < 70g/L. Khi mang thai cơ thể người mẹ cần lượng máu lớn hơn để nuôi cơ thể và thai nhi. Vậy nên, nếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì việc thiếu máu là điều dễ hiểu.

Tại sao tỉ lệ thiếu máu khi mang thai lại cao ?

Phụ nữ trước khi mang thai đều bị mất một lượng máu trong kì kinh nguyệt. Hơn nữa, chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ để tạo máu cho cơ thể. Điều này là nguyên nhân dẫn đến lượng máu trong cơ thể luôn không cao.

Từ những tuần đầu tiên, nhu cầu máu ở mẹ tăng cao do máu cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi. Tình trạng này kéo dài suốt 9 tháng 10 ngày. Huyết sắc tố của mẹ giảm đáng kể nếu không được bổ sung kịp thời.

Máu có vai trò vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng từ mẹ sang con. Ngoài ra, máu có chức năng điều hòa hoạt động, điều hòa nhiệt độ và bảo vệ cơ thể. Khi mang thai, nhu cầu vận chuyển oxy và dinh dưỡng đều tăng lên. Điều này làm các tế bào máu của mẹ bị giảm rõ rệt vì chuyển một phần sang cho con.

Lượng sản xuất không đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho hai mẹ con. Đặc biệt, với những thai phụ nhẹ cân hoặc mang thai đôi, thai ba sẽ có nguy cơ thiếu máu nặng hơn. Để tăng sản xuất máu, mẹ không thể bổ sung sắt từ thức ăn được mà cần có sự hỗ trợ của các sản phẩm bổ sung.

Nguyên nhân bà bầu bị thiếu máu là gì?

* Thiếu máu ở bà bầu do thiếu sắt

Khi mang thai, thai nhi được nuôi dưỡng bởi máu của người mẹ. Đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu bà bầu không đủ sắt để tạo máu có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Đây là loại thiếu máu phổ biến nhất trong thai kỳ.

* Thiếu máu ở bà bầu do thiếu vitamin B12

Vitamin B12 rất quan trọng trong việc tạo ra các tế bào hồng cầu và protein. Ăn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, như sữa, trứng, thịt và thịt gia cầm.. có thể ngăn ngừa thiếu vitamin B12.Những người ăn chay thường dẫn đến thiếu VItamin B12.

* Thiếu máu ở bà bầu do thiếu acid folic (folate)

Và vitamin B9 có tác dụng với sắt giúp phát triển tế bào. Bà bầu không có đủ folate có thể bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Axit folic giúp giảm nguy cơ sinh con với một số dị tật bẩm sinh của não và tủy sống nếu cung cấp đủ khi mang thai.

Triệu chứng và biểu hiện bà bầu bị thiếu máu là gì?

Nhận biết dấu hiệu bà bầu bị thiếu máu

– Bà bầu bị thiếu máu có thể dựa vào các dấu hiệu và triệu trứng dưới đây :

– Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt.

– Khó thở, nhịp tim không đều.

– Cảm thấy mệt mỏi, cơ thể ốm yếu, sức đề kháng giảm.

– Có thể hoa mắt, chóng mặt, thường xuyên. Hay khi thay đổi tư thế hoặc khi gắng sức, có thể ngất lịm nhất là khi thiếu máu nhiều.

– Móng tay khô, tóc dễ rụng.

– Niêm mạc bên trong mi mắt dưới có màu đỏ nhạt hơn so với bình thường.

Biểu hiện khi bà bầu bị thiếu máu thiếu sắt

Các triệu chứng thiếu máu khi mang thai có thể nhẹ lúc đầu và thường không được quan tâm. Tuy nhiên, khi nó tiến triển, các triệu chứng sẽ xấu đi và có hại vô cùng. Nếu bà bầu có bất kể dấu hiệu nào kể trên hãy đến gặp bác sĩ đến khám và đưa ra hướng điều trị hợp lý.

Bà bầu bị thiếu máu có nguy hiểm không? Ảnh hưởng cho con như thế nào?

Thiếu máu ở phụ nữ mang thai nếu không được chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Mẹ bầu thiếu máu dễ bị sảy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, cao huyết áp thai kì, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản. Băng huyết sẽ đe dọa tính mạng người mẹ.

Thiếu máu gây nên tình trạng thiếu oxy ở các tổ chức. Đặc biệt ở một số cơ quan như tim, não, gây ra hiện tượng khó thở, nhức đầu, giảm hiệu quả công việc, giảm chất lượng cuốc sống.

Trẻ sinh ra bởi những người mẹ thiếu máu cũng dễ bị thiếu máu. Bên cạnh đó, trẻ còn có khả năng bị nhẹ cân, sinh non tháng, giảm sức đề kháng. Khiến bé dễ mắc bệnh hơn so với bình thường, nguy cơ bệnh tim mạch cao. Khi lớn lên, sự phát triển về nhận thức của những trẻ có mẹ bị thiếu máu thường kém hơn so với những bà mẹ khỏe mạnh.

Cách phòng ngừa bà bầu bị thiếu máu là gì?

Bà bầu thiếu máu phải làm sao?

Thiếu máu nặng khi mang thai làm tăng nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và trầm cảm sau sinh. Một số nghiên cứu cũng cho thấy tăng nguy cơ tử vong trẻ sơ sinh ngay trước hoặc sau khi sinh. Vậy mẹ bầu nên làm gì để phòng ngừa và điều trị thiếu máu?

Khi mẹ bầu bị thiếu máu việc điều trị sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng, tuổi tác và sức khỏe nói chung của bà bầu. Nó cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng thiếu máu.

Thiếu máu khi mang thai có thể dễ dàng được điều trị bằng cách bổ sung sắt hoặc vitamin hàng ngày thông qua thực phẩm hoặc có thể bằng các loại thuốc bào chế sẵn tiện lợi và dễ dùng.

Mẹ bầu nên làm gì để phòng thiếu máu?

Để tránh được tình trạng thiếu máu khi mang thai. Các bà bầu nên cần cung cấp cho mình đủ chất dinh dưỡng. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh trước và trong khi mang thai để có đủ sắt.

Nguồn thực phẩm giàu sắt như :

– Các loại thịt: Các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt lợn nạc, gan động vật ( lợn, gà, vịt..)

– Rau quả : gồm rau cải xoong, cải xoăn,súp lơ, quả mâm xôi, đu đủ, chuối.

– Cây họ đậu. Đậu lima và đậu xanh, đậu Hà Lan.

– Bánh mì và men lúa mì nguyên chất men

– Bánh mì trắng, mì ống, gạo và ngũ cốc làm giàu sắt

– Ngoài ra lượng sắt lớn chứa trong cá hồi, tôm, cá rô phi, cá ngừ và trứng..

Chú ý trong phòng ngừa thiếu máu khi mang thai

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để dự phòng thiếu máu thiếu sắt, Tổ chức y tế thế giới đã khuyến cáo: “Phụ nữ có thai nên bổ sung từ 30-60mg sắt và 400mcg acid folic mỗi ngày trong suốt thời gian mang thai”. Việc bổ sung viên sắt và acid folic nên được tiến hành càng sớm càng tốt, không phải chỉ đến khi thiếu máu mới sử dụng.

Ngoài bổ sung bằng thuốc, bổ sung 1 số thực phẩm giàu sắt, acid folic cũng khá cần thiết. Các thực phẩm giàu sắt như: thịt bò, lòng đỏ trứng gà, ngũ cốc, súp lơ, dưa vàng,… có thể cung cấp 1 lượng sắt nhất định cho bà bầu bị thiếu máu.

Không dùng các đồ uống có chất kích thích

Tuy nhiên, dù bổ sung bằng thức ăn hay bằng thuốc, mẹ bầu nên chú ý hạn chế dùng cùng các loại chè, cà phê,.. Những thức uống giàu tannin này sẽ làm giảm hấp thu lượng sắt trong bữa ăn. Ngoài ra, trong thời gian mang thai. Một số mẹ bầu thường uống thêm sữa, hoặc bổ sung viên canxi. Mẹ bầu cũng cần lưu ý không sử dụng cùng những chế phẩm này khi bổ sung sắt. Vì canxi làm cản trở sự hấp thu sắt, có thể làm giảm hiệu quả dự phòng thiếu máu.

Thay vào đó, 1 cốc nước hoa quả có vị chua là rất phù hợp để giúp mẹ bầu có thể hấp thu được lượng sắt trong bữa ăn là tối đa nhất.

Để kiểm tra hiệu quả sử dụng thuốc sắt hoặc kiểm soát tình trạng thiếu máu của mình, mẹ bầu cũng nên đi khám định kì để có thể theo dõi sức khỏe thai nhi và phát hiện ra bệnh sớm nhất có thể để điều trị kịp thời.

Thuốc sắt nào điều trị thiếu máu ở bà bầu hiệu quả?

Trên thị trường có rất nhiều dạng bổ sung sắt, trong đó có 2 dạng chính là sắt oxy hóa và sắt không oxy hóa. Sắt oxy hóa thường là các loại muối sắt có hóa trị 2 như sắt II Sulfate, Sắt II Fumarate, sắt II Gluconate. Tuy dạng muối này khá dễ hấp thu nhưng chính vì tính oxy hóa nên dễ gây nên những tác dụng không mong muốn như táo bón, kích ứng dạ dày, vị kim loại ở miệng, hay nóng và nổi mụn…

Để cải thiện tình trạng này, các dạng muối sắt III không oxy hóa ra đời. Các dạng sắt này thường là dạng phức hợp, trong cấu trúc phân tử thường gắn với các loại đường, cấu trúc tương tự với dạng sắt dự trữ trong cơ thể. Do vậy khá thân thiện với đường tiêu hóa, không gây kích ứng khi sử dụng.

Lưu ý khi uống sắt cho bà bầu

– Nên uống kèm với các loại nước chứa vitamin C như cam, bưởi..,

– Không nên uống cùng với thuốc chứa canxi vì nó làm giảm hấp thu sắt.

– Uống với nhiều nước, tránh nước chè, cafe và nên uống vào lúc đói, tốt nhất sau ăn 1-2 giờ

Thiếu máu thời kỳ mang thai có thể gây ra rất nhiều hệ lụy cho mẹ và thai nhi. Vì vậy, mẹ hãy chú ý bổ sung đầy đủ sắt và các chất dinh dưỡng khác cho con mẹ nhé. Chúc mẹ và bé có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

Trên đây là những chia sẻ của Sức Khỏe Thời Đại về vấn đề bà bầu bị thiếu máu. Hy vọng các bà mẹ, hay những người phụ nữ chuẩn bị làm mẹ có thể trang bị thêm kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh nở. Để giúp cho chính bản thân mình, đồng thời giúp đứa con ra đời khỏe mạnh.

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn suckhoethoidai.com như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Copyright © 2022 - 2024 | suckhoethoidai.com | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status