Phân biệt sự khác nhau giữa bệnh tự kỷ và bệnh trầm cảm. Hai căn bệnh có một số điểm tương đồng, nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt.
Tự kỷ và trầm cảm là hai căn bệnh khá phổ biến ở thời đại ngày nay. Rất nhiều người có sự nhầm lẫn giữa hai bệnh. Không ít người đồng nhất bệnh tự kỷ chính là bệnh trầm cảm và ngược lại. Tuy nhiên đây là hai chứng bệnh khác nhau. Giữa chúng có thể có một số điểm tương đồng. Tuy nhiên có rất nhiều điểm khác biệt giữa hai căn bệnh này. Hôm nay chúng ta hãy cùng Sức Khỏe Thời Đại làm rõ điều đó.
Mục Lục Bài Viết
Phân biệt sự khác nhau giữa bệnh tự kỷ và bệnh trầm cảm
Tự kỷ là gì?
Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển tâm trí sớm ở trẻ em. Thường được phát hiện trong độ tuổi từ 3-10, kéo dài mà không thuyên giảm. Trẻ tự kỷ tự phong bế mình với thế giới bên ngoài. Tình trạng này dẫn tới những khiếm khuyết trong tương tác xã hội, phát triển ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp, kết hợp với hành vi cứng nhắc, lặp đi lặp lại. Do những biểu hiện khác nhau với mức độ rất đa dạng. Nên hiện nay chứng tự kỷ còn được gọi là phổ tự kỷ. Theo các con số thống kê, có khoảng 1-3 phần nghìn trẻ em mắc tự kỷ.
Xem thêm bài viết
Trẻ bị tự kỷ với những biểu hiện cha mẹ cần lưu ý là gì?
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là chứng bệnh rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Những rối loạn trong hoạt động của não bộ khiến cho người bệnh biểu hiện ra thành những bất thường trong suy nghĩ và hành vi. Biểu hiện chính của trầm cảm là khí sắc trầm uất, mất hứng thú kéo dài và giảm năng lượng (mệt mỏi). Khác với tự kỷ, trầm cảm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Trẻ em, người trưởng thành, người cao tuổi, cả nam lẫn nữ, người thành đạt hay người có địa vị thấp trong xã hội đều có thể mắc trầm cảm. Xét về mức độ phổ biến, trầm cảm thường gặp nhiều hơn so với tự kỷ rất nhiều lần. Trầm cảm được xếp hạng là bệnh lý phổ biến thứ 2 trên toàn cầu.
1. Sự khác nhau về triệu chứng giữa bệnh tự kỷ và bệnh trầm cảm
* Triệu chứng trầm cảm
Ở trẻ em, chúng ta khó có thể phát hiện được trầm cảm. Do trẻ chưa biết cách mô tả lại tình trạng của mình. Cha mẹ cần chú ý hơn nếu trẻ có thể có biểu hiện sau:
- Cảm giác bất lực và vô vọng. Một viễn cảnh ảm đạm, không có gì sẽ trở nên tốt hơn và ở đó, bạn không thể làm gì để cải thiện tình hình của mình.
- Mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày. Bạn không quan tâm đến những sở thích, hoạt động xã hội…
- Sự thèm ăn hoặc thay đổi trọng lượng cơ thể đột ngột như giảm cân hoặc tăng cân đáng kể.
- Giấc ngủ thay đổi. Hoặc là mất ngủ, hoặc là thức dậy vào sáng sớm hoặc ngủ quá giấc.
- Tức giận hoặc cáu kỉnh. Cảm thấy kích động, bồn chồn, tính khí nóng nảy, hoặc thậm chí là bạo lực.
- Mất năng lượng. Cảm thấy mệt mỏi, uể oải và kiệt sức, việc nhỏ cũng tốn nhiều thời gian để hoàn thành.
- Cảm giác mạnh mẽ của sự vô giá trị hoặc cảm giác tội lỗi. Bạn chỉ trích gay gắt bản thân vì những lỗi lầm và sai lầm.
- Hành vi liều lĩnh. Bạn tham gia vào các hành vi lái xe liều lĩnh hoặc các môn thể thao nguy hiểm.
- Gặp rắc rối khi tập trung, đưa ra quyết định, hoặc ghi nhớ mọi thứ.
- Đau nhức không giải thích được.
* Triệu chứng tự kỷ
Sự khác nhau giữa bệnh tự kỷ và bệnh trầm cảm đó là những triệu chứng của tự kỷ khá rõ ràng mà cha mẹ và những người xung quanh có thể quan sát thấy:
- Bé không tiếp xúc hoặc tiếp xúc rất ít bằng mắt;
- Không đáp lại với nụ cười hoặc bất cứ biểu hiện nét mặt nào của ba mẹ;
- Bé không chỉ vào bất kỳ đồ vật hay sự kiện nào mà đứa trẻ bình thường hay làm để hướng sự chú ý của cha mẹ;
- Hoàn toàn không khoe đồ vật hoặc bày tỏ sự thích thú của mình với bất cứ điều gì cho ba mẹ thấy;
- Thường không có biểu hiện nét mặt tương xứng;
- Bé không có khả năng cảm nhận suy nghĩ hoặc cảm xúc của người khác bằng cách nhìn vào biểu hiện nét mặt của họ;
- Không bày tỏ sự đồng cảm với người khác;
- Không kết bạn được hoặc tỏ ra không muốn kết bạn.
- Hay chơi một mình, hay ngồi trong góc chơi một mình
- Không nói được một từ đơn dù đã 16 tháng tuổi;
- Không chỉ vào bất kì vật gì để tỏ ra là mình muốn có nó hoặc không chia sẻ thứ gì với người khác;
- Lặp lại chính xác những gì người khác nói mà không hiểu ý nghĩa của nó là gì;
Về mặt ngôn ngữ
- Không phản hồi lại khi được người khác gọi tên, mặc dù trẻ có phản ứng với các âm thanh khác như tiếng kèn xe hoặc tiếng mèo kêu.
- Xem bản thân mình là “bạn” còn người xung quanh thì lại là “tôi” và thường xuyên xáo trộn đại từ nhân xưng.
- Thường tỏ ra không muốn giao tiếp.
- Không bao giờ bắt đầu và không có khả năng duy trì một cuộc đối thoại.
- Không dùng đồ chơi hoặc các vật khác để đại diện cho người hoặc cuộc sống thật khi chơi tái hiện.
- Học vẹt rất tốt, đặc biệt là các con số, chữ cái, bài hát, quảng cáo trên TV hoặc một chủ đề đặc biệt nào đó;
- Mất đi những mốc kỹ năng ngôn ngữ đã đạt được. Thường trong khoảng giữa 15 đến 24 tháng tuổi. Ví dụ như trẻ đã nói được thành câu 4, 5 chữ nhưng nay chỉ nói được 1, 2 chữ.
2. Sự khác nhau giữa bệnh tự kỷ và bệnh trầm cảm về nguyên nhân
* Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm
● Di truyền
Ít người tin rằng trầm cảm bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Nhưng theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 46% các cặp song sinh cùng trứng sẽ cùng mắc trầm cảm. Nếu bố mẹ mắc bệnh trầm cảm thì sau khi sinh con cái có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn bình thường.
● Giới tính
Theo các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 2 lần so với nam giới. Phụ nữ thường phải gánh vác những công việc nhiều hơn. Như công việc xã hội, gia đình, áp lực dồn nén, con cái không có thời gian chia sẻ, cũng như thời gian chăm sóc bản thân. Do đó nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cũng cao hơn.
● Stress, căng thẳng
Căng thẳng, stress kéo dài sẽ làm mất cân bằng tâm lý, gặp phải chấn động mạnh về tâm lí. Như việc mất người thân hay gặp phải những chuyện quá sốc.
● Ảnh hưởng của một số bệnh
Các bệnh như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não, sa sút trí tuệ… Cũng sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm. Những người mắc các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư, đột quỵ, bệnh tim… có nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm.
● Yếu tố nội tiết
Sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sẩy thai, giai đoạn sau sinh, tiền mãn kinh hay mãn kinh cũng chính là nguyên nhân bệnh trầm cảm ở phụ nữ.
● Những sự kiện chấn động
Sự căng thẳng quá độ đến từ những sự kiện, những biến động trong cuộc sống thường ngày. Sự mất mát người thân, tranh cãi, áp lực trong công việc hay những mối quan hệ xấu với mọi người xung quanh.
● Di truyền
Bạn ngủ quá ít sẽ làm ảnh hưởng đến các triệu chứng của trầm cảm. Vì vậy, bạn hãy quan tâm đến chu kỳ giấc ngủ của bạn, cần duy trì giờ ngủ và thức phù hợp, cả việc đi ngủ đúng giờ vào mỗi đêm.
● Lối sống bi quan
Nghiên cứu cho thấy những người có tính cách bi quan có nhiều khả năng trở lên bị trầm cảm hơn những người sống lạc quan, vui vẻ và ưa sự chia sẻ. Do đó, một thái độ sống tích cực, năng động và hòa đồng sẽ giúp bạn tránh xa nguy cơ trầm cảm đấy.
● Yếu tố văn hóa – xa hội
Những sang chấn tâm lý – xã hội đã góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm. Tỉ lệ trầm cảm thường thấy tương đối cao ở người nghèo, dân tộc thiểu số và những người có nguồn trợ cấp xã hội ít ỏi. Những người nghèo hèn, rách nát thường bị coi thường, khinh miệt, nhất là trẻ em khi đến trường. Việc chúng khoác lên mình bộ quần áo bẩn thỉu hay không hợp mốt thôi cũng khiến lũ trẻ nhà giàu xỉa xói. Điều này diễn ra nhiều gây trầm cảm, thậm chí là tự kỷ.
* Nguyên nhân gây bệnh tự kỷ
Sự khác nhau giữa bệnh tự kỷ và bệnh trầm cảm đó là bệnh trầm cảm có thể xác định rõ nguyên nhân. Còn bệnh tự kỷ thì chưa có kết luận chính xác nào cho những nguyên nhân của nó. Đã có rất nhiều giả thuyết được đưa ra nhưng vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và đảm bảo tính xác thực. Những giả thuyết này vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu. Và hiện tại có một số nguyên nhân được coi là yếu tố thuận lợi của hội chứng này.
● Di truyền
Trong hầu hết các trường hợp được chẩn đoán. Tự kỷ chủ yếu là do yếu tố di truyền. Tuy nhiên vẫn chưa tìm ra được gen hay tổ hợp gen nào gây ra bệnh. Một số nhà khoa học cho rằng gen này có liên quan mật thiết đến chức năng thần kinh, tác động tới quá trình giao tiếp và truyền tải các xung thần kinh tới não.
Trong gia đình, anh chị em của trẻ tự kỷ có nhiều nguy cơ mắc tự kỷ. Đặc biệt là những cặp song sinh có nguy cơ rất lớn. Nghiên cứu trên các trường hợp này, người ta nhận thấy có mối tương quan cao lên tới 30%.
Sự thiếu hụt các gen điều hòa hoạt động của não bộ. Nhất là những bộ gen đảm nhận chức trách điều hòa cảm xúc và các mặt tương tác xã hội cũng được chuyên gia đề cập trong một vài nghiên cứu.
● Bệnh lý người mẹ mắc phải trong thời kỳ thai sản
Thời kỳ mang thai luôn là giai đoạn nhạy cảm của bất cứ bà mẹ nào. Trong giai đoạn này sức đề kháng của mẹ bị suy giảm. Người mẹ có nguy cơ mắc các bệnh về nhiễm khuẩn và virus tương đối cao. Và việc phải hạn chế sử dụng thuốc tới mức tối đa bà mẹ nào cũng biết. Bởi những tác dụng phụ có thể mang lại cho thai nhi nghiêm trọng mà không thể lường trước được.
✓ Người mẹ nhiễm virus( sởi, thủy đậu…) có thể làm ảnh hưởng tới thần kinh của trẻ.
✓ Các bệnh lý như đái tháo đường, tuyến giáp trong quá trình mang thai. Nó có thể làm cho não thai nhi kém phát triển, gây ra chứng tự kỷ ở trẻ.
✓ Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều cả về tâm lý và biến đổi cơ thể. Điều đó không có nghĩa ai cũng có thể dễ dàng thích ứng kịp. Do đó có những bà mẹ dẫn tới bị stress mà phải dùng thuốc an thần, thuốc dạ dày. Đây là những loại thuốc có ảnh hưởng rất lớn tới não bộ của trẻ, tiền đề phát sinh tự kỷ.
✓ Môi trường chứa chất độc hại: Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ đặc biệt tại khu vực nông thôn với nồng độ cao. Chúng gây ra những bất thường về gen có ảnh hưởng đến các bà mẹ mang thai.
● Bất thường trong cấu trúc não bộ
Bằng các kỹ thuật chẩn đoán hiện đại( chụp X quang, CT não…). Các bác sĩ nhận thấy trẻ tự kỷ có một số điểm khác biệt trong cấu trúc não bộ so với trẻ bình thường:
✓ Thùy trán có bề mặt lớn hơn bình thường. Đây là thùy có chức năng tổ chức và điều hướng các hoạt động sinh hoạt thuộc đời sống tư duy.
✓ Thùy trước của não phát triển nhanh quá mức người lớn.
✓ Cấu trúc hạnh nhân ở trẻ tự kỷ to hơn kích thước trung bình. Đây là trung tâm đảm nhiệm về cảm xúc và quan hệ xã hội.
✓ Cấu trúc thùy hải mã phát triển trên 10% so với mức bình thường, chịu trách nhiệm về trí nhớ.
✓ Cấu trúc tiểu não có quá nhiều chất trắng và thiếu chất xám.
● Sự thiếu quan tâm của ba mẹ, gia đình
Cuộc sống luôn bộn bề những lo toan, áp lực. Từ cuộc sống, từ gia đình, từ công việc, đôi khi làm cho ba mẹ vô tình sao nhãng đi trách nhiệm quan tâm chăm sóc con cái. Ba mẹ mải mê với công việc, giao con cho người giúp việc, hoặc để con tự chơi một mình. Hoặc cho trẻ tiếp xúc với điện thoại, tivi từ khi còn quá nhỏ khiến trẻ cảm thấy cô độc, buồn phiền. Tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài. Trẻ có xu hướng thu mình, ngại nói, ngại giao tiếp và ngại biểu lộ cảm xúc. Chính vì thế ba mẹ hãy luôn theo sát con, quan tâm, chăm sóc con chu đáo để con phát triển bình thường như bạn bè cùng trang lứa.
3. Sự khác nhau về cách thức điều trị bệnh trầm cảm và bệnh tự kỷ
* Điều trị bệnh trầm cảm
Trầm cảm có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Như thay đổi lối sống, liệu pháp tâm lý, sử dụng probiotics tâm trạng (còn gọi là psychobiotic) đối với chứng trầm cảm nhẹ và vừa. Đối với trầm cảm nặng cần sử dụng thuốc và có thể kết hợp các biện pháp khác theo chỉ định của bác sỹ.
* Điều trị bệnh tự kỷ
Điều trị tự kỷ là một hành trình khó khăn. Mặc dù không thể chữa khỏi bệnh nhưng nếu kiên trì và có những biện pháp can thiệp đúng với các phương pháp trị liệu hành vi, giao tiếp…thì có thể giúp người mắc tự kỷ phát triển tốt hơn và cải thiện được cuộc sống.
Bài viết trên đây phân biệt sự khác nhau giữa bệnh tự kỷ và bệnh trầm cảm. Ngoài ra, có nhiều trường hợp mắc trầm cảm trên nền tự kỷ thì rất khó để chẩn đoán. Vì những triệu chứng của trầm cảm có thể lẫn vào triệu chứng của tự kỷ. Hơn nữa người bị tự kỷ hầu như không có khả năng giao tiếp, gây khó khăn cho chẩn đoán (chẩn đoán trầm cảm chủ yếu dựa vào hỏi bệnh). Theo các khảo sát, trầm cảm ở người tự kỷ sẽ làm gia tăng nguy cơ tự sát.