Lá ngải cứu có tác dụng gì đối với việc chữa bệnh? Những lưu ý cần phải biết khi sử dụng lá cây ngải cứu để chữa bệnh là gì?
Trong dân gian Việt Nam có lưu truyền rất nhiều bài thuốc với những dược liệu thiên nhiên sẵn có. Chúng có xung quanh chúng ta, có thể kể đến lá cây cúc tần, lá cây nhọ nồi…Và ngày hôm nay chúng ta hãy tìm hiểu thêm và lá cây ngải cứu. Một loại thực vật có thể chế biến những món ăn, nhưng cũng là vị thuốc chữa nhiều chứng bệnh phổ biến.
Xem thêm bài viết
Công dụng của lá cây nhọ nồi chữa bệnh như thế nào?
Công dụng của lá cây cúc tần chữa bệnh như thế nào?
Mục Lục Bài Viết
1. Tìm hiểu về cây ngửi cứu
Cây ngải cứu với cái tên hay còn gọi là cây thuốc cứu, ngải diệp, bùa ngải, nhả ngải, quá sú, linh li. Tên khoa học là Artemisia vulgaris. Đây là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae). nên lá tương tự các loại cây họ cúc khác, mọc so le, chẻ lông chim, lá không có cuống, màu hai mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn màu xanh sẫm, mặt dưới kém xanh hơn lại có màu trăng tro và lông nhung. Tương tự cỏ dại nên ngải cứu thuộc cây thân thảo, trên thân có rãnh, thấp bé mọc thành từng cụm với nhau.
Đặc biệt nhất là mùi hương của giống cây này. Nó có mùi hăng nồng như bạc hà. Khoảng cách ngắn có thể ngửi được mùi vị đắng như thuốc.
Các nghiên cứu đã chỉ ra ngải cứu có các polyphenol có lợi cho sức khỏe như flavonoid, các axit amin cholin, andenin có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, kháng viêm, sát khuẩn, cầm máu, điều hòa khí huyết, kinh nguyệt v.v…
Lá cây ngải cứu có tác dụng gì đối với việc chữa bệnh
Lá ngải cứu là một phương thuốc tự nhiên chữa được rất nhiều bệnh phổ biến thông thường. Sau đây là những công dụng chính chữa bệnh của lá.
Lá ngải cứu trị cảm cúm, ho, đau đầu
Nhờ vào lượng tinh dầu trong lá ngải cứu và tính ấm. Lá ngải cứu có công dụng tuyệt vời trong việc giải cảm. Cụ thể chúng ta lấy 300gram lá ngải cứu, 100gram lá khuynh diệp, 100gram lá bưởi nấu lên với 2 lít nước, cho sôi khoảng 20 phút thì đem xông trong 15 phút.
Ngoài ra, bạn còn có thể dùng 100gram ngải cứu, 50gram lá sả, 100gram tần dầy lá (húng chay), 100gram tía tô đem đun sôi với ½ lít nước và uống trong khi khát. Bài thuốc này nên dùng liên tục trong khoảng 5 ngày. Có thể giúp chữa cảm, trị ho, giảm sổ mũi, nghẹt mũi, hoa mắt đau đầu, chóng mặt…
Lá ngải cứu chữa kém ăn, cơ thể suy nhược
Lá ngải cứu còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa suy nhược. Nó còn giúp bạn ăn ngon, ngủ sâu, việc hấp thụ dinh dưỡng cũng trở nên hiệu quả hơn. Bạn có thể dụng khoảng 250gram ngải cứu kết hợp với 10gram đinh quy, 20gram câu kỷ tử, 1 con gà ác hoặc gà ri (khoảng 150gram), 2 quả lê… cùng ½ lít nước, thêm các gia vị vừa ăn.
Sau đó, đun đến khi sôi rồi hạ nhỏ lửa dần và hầm đến khi còn ít nước, khoảng 250ml nước. Bài thuốc này bạn nên chia thành 5 lần ăn trong ngày. Ăn liên tục trong khoảng 2 tuần để mang lại hiệu quả cao.
Lá ngải cứu có tác dụng cầm máu
Dân gian xưa lưu truyền hễ bị chảy máu do ngã, hay đứt tay. Dùng lá ngải cứu vò nát đắp vào vết thương. Vết thương sẽ ngừng chảy máu. Sở dĩ làm được điều này là vì flavonoid một loại polyphenol trong lá ngải cứu có tác dụng kháng viêm, cầm máu rất hiệu quả. Tuy nhiên vì yếu tố vệ sinh, chúng ta nên rửa thật sạch lá ngải cứu trước khi áp dụng phương pháp này.
Lá cây ngải cứu có công dụng trị mụn nhọt
Tương tự khả năng kháng viêm sát khuẩn trong việc cầm máu. Lá ngải cứu giã nhuyễn đắp lên da cũng điều trị mụn nhọt rất hiệu quả. Giã nhuyễn và đắp lên da 20 phút mỗi ngày sẽ phát huy công dụng. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo yếu tố vệ sinh trong phương pháp này. Ngoài trị mụn, việc dùng mặt nạ ngải còn giúp trắng da, trị mẩn ngứa.
Ngải cứu có tác dụng trị rôm sảy trên da trẻ em
Hiện tượng ngứa ngáy, rôm sảy ở trẻ em cũng có thể dứt điểm nếu bạn giã nát lá ngải cứu vắt lấy nước rồi pha với nước tắm cho trẻ sẽ giúp giảm bớt triệu chứng này. Nhờ vào khả năng sát khuẩn của lá ngải cứu.
Tác dụng của lá ngải cứu giúp giảm đau là gì?
Các chứng phong thấp, đau lưng, đau đầu cũng được cải thiện khi sử dụng các món ăn chế biến từ cây ngải cứu, nhờ vào các axit amin có lợi bên trong lá ngải cứu, các quá trình chuyển hóa, trao đổi chất sẽ diễn ra trôi chảy, giảm triệu chứng đau nhức hằng ngày. Có thể luộc, nấu canh hay xào phần thân và lá giống cây này.
Công dụng trị đau buốt nhức khớp xương, thần kinh tọa của lá ngải cứu
Để chữa các vấn đề đau nhức xương, bạn có thể dùng khoảng 300gram ngải cứu giã nát, cho thêm khoảng 2 muỗng mật ong rồi vắt lấy nước để uống. Dùng nước này uống trong 2 bữa trưa và chiều, dùng liên tục trong khoảng 2 tuần.
Ăn lá ngải cứu có tác dụng an thai
Ăn ngải cứu hoàn toàn lành tính, an toàn đối với các bà mẹ mang thai, không gây kích thích tử cung, không gây nguy cơ sảy thai. Hơn nữa, lá này còn có tác dụng chữa chứng ra máu, đau bụng cho thai phụ. Cách dùng như sau, bạn lấy khoảng 16gram lá ngải cứu, 16gram lá tía tô cùng với 600ml nước sắc cho đến khi còn khoảng 100ml. Bạn uống nước này từ 3 – 4 lần trong ngày sẽ giúp an thai và khỏe mạnh cho thai phụ.
Lá ngải cứu có tác dụng kích thích ăn ngon
Trong lá ngải cứu có andenin và cholin cấu thành lên vitamin B có tác dụng tích cực trong chuyển hóa các chất, kích thích ăn ngon. Giảm tình trạng biếng ăn, thấp còi ở trẻ và giúp ngon miệng ở người già.
Lá ngải cứu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt
Lá ngải cứu còn giúp chu kì kinh nguyệt của chị em trở nên suôn sẻ hơn. Các triệu chứng đau bụng, kinh nguyệt không đều sẽ giảm rõ rệt nếu dùng lá ngải cứu hãm trong nước và uống như trà mỗi ngày trong 1 tuần trước kì kinh nguyệt. Điều hòa kinh nguyệt là tính năng nổi bật của cây ngải cứu. Ngoài ra có thể chế biến các món ăn như canh ngải cứu thịt nạc, lá ngải cứu xào… để dễ sử dụng, giảm mùi hăng.
Cách dùng cụ thể như sau, trước khi hành kinh khoảng 1 tuần. Bạn nên dùng ngải cứu khoảng 6 – 12gram hãm với nước sôi thành trà hoặc sắc thành nước để uống. Nước sắc nên uống ngày 3 lần, uống dưới dạng bột từ 5 – 10 gram hoặc uống dưới dạng cao đặc thì chỉ nên dùng 1 – 4 gram.
Trong trường hợp nếu kinh nguyệt không đều, thường xuyên bị rối loạn. Nên dùng ngải cứu khô (10gram) sắc với nước (200ml) để cô đọng chỉ còn khoảng 100ml. Bạn có thể thêm đường cho dễ uống và dùng ngày 2 lần. Tăng đôi liều lượng để giảm nhanh đau bụng kinh nguyệt, sau 1 đến 2 ngày thì dùng liều lượng ít đi.
Tác dụng của lá ngải cứu đối với việc bổ máu, giúp lưu thông máu là gì?
Với công dụng này nên chế biến thành món trứng rán ngải cứu. Cắt nhỏ ngải cứu đánh tan với một quả trứng và rán lên ăn với cơm. Các đặc tính tốt của ngải cứu và trứng như giàu protein, andenin, cholin… sẽ giúp khi huyết lưu thông, tăng cường hệ miễn dịch. Sử dụng món trứng rán ngải cứu bổ sung vào thực đơn ăn để tăng cường lưu thông máu đến não.
Ngải cứu còn giúp hỗ trợ giảm mỡ bụng
Không chỉ chế biến thành các món ăn từ ngải cứu. Bạn có thể dùng một bó ngải cứu to rang với 1kg muối cho đến khi dậy mùi, rồi cho vào túi nhỏ và dùng chườm lên bụng. Mỗi ngày chườm khoảng 2 lần sẽ có tác dụng đánh tan mỡ thừa, mềm cơ bụng, giữ ấm, ngăn ngừa tóa bón, bệnh phụ khoa hoặc đau lưng do mang thai v.v… Kiên trì thực hiệu để mang lại kết quả tốt nhất.
3. Những lưu ý khi sử dụng lá cây ngải cứu là gì?
Tuy công dụng của lá ngải cứu rất lớn nhưng bên cạnh đó vẫn tìm ẩn khả năng gây hại cho sức khỏe, ghi nhớ các lưu ý sau để bảo vệ sức khỏe:
– Lá ngải cứu có chức năng giảm đau. Thế nên nó có thể sẽ gây ra các tổn thương thần kinh, gây hưng phấn quá mức, có thể dẫn đến co giật. Tốt nhất chỉ nên sử dụng 2 lần một tuần. Khi không có triệu chứng bệnh không nên sử dụng. Càng không dùng để nấu nước pha trà uống hằng ngày khi không điều trị bệnh lý nào liên quan.
– Đối với thai phụ: Không uống, ăn món ăn nào từ lá ngải cứu trong 3 tháng đầu thai kì. Vì trong thời gian này không sử dụng bất kì dược liệu nào.
– Tinh dầu trong lá ngải cứu tốt cho sức khỏe. Nhưng cũng có thể gây ra độc tính cho gan, thận, và các quá trình trao đổi chất phức tạp khác.
– Người bị rối loạn đường ruột cấp tính tuyệt đối không sử dụng lá ngải cứu. Khi ruột bị tổn thương, sử dụng ngải cứu sẽ làm khó kiểm soát quá trình điều trị bệnh đường ruột. Vì ngải cứu còn có tính năng lợi tiểu, giúp đi tiểu nhiều.
Hãy tận dụng công dụng của lá ngải cứu nhưng hãy sử dụng hợp lý
Lá ngải cứu có tác dụng gì? Trên đây là những tác dụng chính của lá ngải cứu. Mặc dù là nguyên liệu thiên nhiên chữa bệnh hiệu quả. Thế nhưng việc sử dụng lá ngải cứu để chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cũng cần phải biết cách sử dụng. Không nên sử dụng ngải cứu như một loại trà hay thực phẩm hằng ngày.