Bệnh sùi mào gà là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị, cách phòng tránh bệnh sùi mào gà ở Nam giới và nữ giới là gì?
Trong thời đại ngày nay xuất hiện thuật ngữ “Bệnh xã hội”. Nhiều người không hiểu hay nhầm tưởng bệnh xã hội là những căn bệnh chung chung phổ biến trong xã hội. Nhưng theo định nghĩa chính xác nó là những căn bệnh truyền nhiễm có ảnh hưởng lớn tới xã hội. Thông thường là những căn bệnh lây lan qua đường tình dục, hoặc lây truyền từ mẹ sang con. Điển hình trong các loại bệnh xã hội đó là bệnh sùi mào gà.
Mục Lục Bài Viết
1. Bệnh sùi mào gà là gì? Kiến thức chung về bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà là tình trạng xuất hiện những mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Chúng có thể là một nốt sùi nhỏ hoặc hình dạng trông giống như cây súp lơ. Trong nhiều trường hợp, mụn cóc có thể rất nhỏ và khó có thể nhìn thấy. Đây là một trong những bệnh thường gặp lây truyền qua đường tình dục. Bệnh gây ra bởi virus human papilloma (HPV). Virus này có thể gây bệnh sùi mào gà cũng như bệnh ung thư cổ tử cung. Bệnh còn có các tên gọi khác như là bệnh mụn cóc sinh dục, bệnh mào gà, bệnh mồng gà,…tên tiếng Anh là Genital Warts.
Bệnh sùi mào gà lây truyền như thế nào?
Quan hệ tình dục không an toàn
Bệnh lây qua giao hợp nam nữ thông thường, quan hệ bằng miệng, quan hệ qua hậu môn. Nhiều người cho rằng quan hệ bằng miệng sẽ không lo mắc bệnh. Nhưng thực tế virus HPV có ở cả cơ quan sinh dục, máu, tuyến nước bọt, các dịch nhầy của người bệnh.
Lây truyền từ mẹ sang con
Nữ giới bị bệnh sùi mào gà trong thời kỳ mang thai. Có thể lây cho thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ thông qua cuống rốn, nước ối hoặc lúc chuyển dạ, khi trẻ đã được sinh ra, tiếp xúc với máu, dịch sản hoặc do bú sữa mẹ sau này.
Lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc
Virus sùi mào gà tồn tại trong dịch nhờn chảy ra từ các mụn sùi. Nên khi có sự tiếp xúc thân mật như ôm, hôn, dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, quần lót, tắm chung bồn… hoặc vô tình cọ vùng da hở của mình vào các dịch này cũng làm lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên trường hợp này thường khá hiếm gặp. Chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong số các ca lây nhiễm bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sùi mào gà?
+ Xuất hiện các nốt sùi nhỏ đổi màu hoặc màu xám ở bộ phận sinh dục.
+ Nhiều mụn nhọt nhỏ nằm sát nhau có hình như bông súp lơ.
+ Bộ phận sinh dục bị ngứa và gây khó chịu.
+ Chảy máu khi quan hệ tình dục.
+ Bệnh sùi mào gà ở nữ thường có mụn nhọt phát triển ở âm hộ, thành âm đạo, khu vực xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn, ống hậu môn và cổ tử cung. Ở nam giới thì có mụn nhọt ở đầu hoặc thân dương vật, tinh hoàn hoặc hậu môn.
Cách phòng tránh bệnh sùi mào gà như thế nào?
+ Cách tốt nhất là chung thủy một vợ, một chồng. Tránh quan hệ tình dục với những người mà bạn không biết rõ về tình trạng sức khỏe.
+ Quan hệ tình dục an toàn : Luôn sử dụng bao cao su đúng cách trong quan hệ tình dục.
+ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ.
+ Không sử dụng chung đồ cá nhân với người khác. Nếu bạn vô tình dùng chung với người mắc bệnh sùi mào gà những vật dụng như bàn chải, khăn rửa mặt… Bạn sẽ bị lây bệnh này từ người đó. Bởi vậy, mỗi người nên tự trang bị cho mình vật dụng cá nhân riêng. Không dùng chung đồ với người khác
+ Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra bệnh.
+ Khám và kiểm tra sớm nếu có những triệu chứng, biểu hiện nghi ngờ.
2. Bệnh sùi mào gà ở Nam giới
Triệu chứng bệnh sùi mào gà ở nam giới là gì?
Sùi mào gà lây truyền qua hoạt động tình dục, bao gồm quan hệ tình dục đường âm đạo hậu môn và miệng. Biểu hiện bệnh sùi mào gà có thể không xuất hiện trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi bị nhiễm trùng. Bệnh xuất hiện ở Nam giới được liệt vào danh sách các bệnh nam khoa.
Xem thêm bài viết
Bệnh nam khoa là gì? Các bệnh nam khoa thường gặp ở nam giới
Sùi mào gà không phải lúc nào cũng nhìn thấy được bằng mắt thường. Trên thực tế, bệnh sùi mào gà ở nam giới khó nhận biết hơn ở phụ nữ. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số triệu chứng sau:
– Những nốt sùi nhỏ đổi màu hoặc màu xám ở xung quanh bộ phận sinh dục như dương vật, bìu…
– Nhiều mụn nhọt nhỏ nằm sát nhau có hình như bông súp lơ.
– Những nốt sùi có màu hồng hoặc màu tím. Thường sẽ có một lớp mủ trắng bên trong những nốt sùi này. Tuy những nốt sùi này không gây đau đớn. Nhưng sau một thời gian sẽ bị vỡ, làm lớp mủ trắng bên trong chảy ra ngoài. Gây lở loét cho các vùng xung quanh bộ phận sinh dục ở nam giới.
– Bộ phận sinh dục bị ngứa và gây khó chịu, gây khó khăn khi đi vệ sinh và chảy máu khi quan hệ tình dục.
Sùi mào gà cũng có thể xuất hiện trên môi, miệng, lưỡi, hoặc cổ họng của một người đã có quan hệ tình dục bằng miệng với một người bị nhiễm bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở nam giới là gì?
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà là do virus human papilloma (HPV). Theo thống kê, có hơn 40 chủng virus HPV khác nhau có thể ảnh hưởng lên bộ phận sinh dục. Việc quan hệ tình dục sẽ góp phần lây lan virus HPV. Nếu hệ miễn dịch đủ khỏe để tiêu diệt được virus HPV.
Bạn sẽ không thấy xuất hiện những dấu hiệu hay triệu chứng nào của nhiễm trùng. Trong phần lớn các trường hợp, virus HPV không hoạt động và không gây ra triệu chứng nào.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (the Centers for Disease Control and Prevention – CDC) cho rằng. Hầu hết mọi người sinh hoạt tình dục đều nhiễm HPV ở một thời điểm nào đó. Tuy nhiên, virus HPV không phải lúc nào cũng dẫn đến các biến chứng như sùi mào gà ở bộ phận sinh dục. Trong thực tế, trong hầu hết các trường hợp, virus tự biến mất mà không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
Nguyên nhân gây bệnh phổ biến
Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà ở nam giới là do thói quen sinh hoạt tình dục không lành mạnh ở người độc thân và chưa có gia đình như:
+ Đối với nam giới đã có gia đình. Do người vợ không đáp ứng được nên nam giới đã tìm đến nơi khác giải quyết nhu cầu sinh lý. Dẫn đến việc có khả năng nhiễm bệnh cao mà không sử dụng biện pháp an toàn.
+ Đối Nam giới chưa có gia đình. Tương tự như những người đã có gia đình. Nam giới độc thân tò mò về chuyện người lớn và thiếu kiến thức do không sử dụng biện pháp an toàn. Nên đã dẫn đến tình trạng nhiễm bệnh sùi mào gà.
Hơn nữa, nam giới sau khi nhiễm bệnh có khả năng cao gây lây nhiễm cho bạn tình hoặc vợ. Vì vậy, tình dục không lành mạnh là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao gây bệnh sùi mào gà ở nam giới hiện nay.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh ở Nam giới
Bất kỳ người hoạt động tình dục nào cũng đều có nguy cơ bị nhiễm sùi mào gà. Tuy nhiên, bệnh thường gặp hơn đối với những người:
+ Dưới 30 tuổi
+ Hút thuốc lá
+ Có hệ miễn dịch suy yếu
+ Có tiền sử bị xâm hại tình dục khi còn nhỏ
+ Có mẹ bị nhiễm virus HPV khi đang mang thai
Cách điều trị bệnh sùi mào gà ở nam giới là gì?
Theo một bài báo năm 2012 trên tạp chí The Clinical and Aesthetic Dermatology.Khoảng 30% trường hợp bị sùi mào gà sẽ tự biến mất trong vòng 4 tháng. Nhưng bạn vẫn nên điều trị sớm để loại bỏ bệnh nhanh hơn và làm giảm nguy cơ truyền virus gây bệnh cho người khác.
Quá trình điều trị sẽ loại bỏ được mụn cóc. Tuy nhiên không có cách loại bỏ tất cả virus khỏi cơ thể. Do đó, sùi mào gà thường xuất hiện trở lại sau khi điều trị trong vòng ba tháng. Không có cách điều trị nào có hiệu quả cho tất cả mọi người, nhưng bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn điều trị cuối cùng phụ thuộc vào những yếu tố như kích thước, vị trí và số lượng mụn cóc.
Sùi mào gà thường biến mất theo thời gian nhưng virus HPV có thể lưu lại trong máu của bạn. Điều này có nghĩa là bạn có thể có một số ổ bệnh trong cơ thể suốt cuộc đời và có thể truyền bệnh cho người khác ngay cả khi không có triệu chứng sùi mào gà nhìn thấy được bằng mắt hoặc các triệu chứng khác.
Bạn có thể điều trị bệnh để giảm các triệu chứng đau đớn hoặc giảm thiểu sự xuất hiện của các mụn cóc. Tuy nhiên, bạn không thể điều trị mụn cóc ở bộ phận sinh dục với thuốc tẩy hoặc thuốc không kê đơn (OTC).
Chẩn đoán bệnh của bác sĩ
Để chẩn đoán tình trạng căn bệnh này ở nam giới. Bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về sức khỏe và tiền sử quan hệ tình dục của bạn. Các câu hỏi này bao gồm hỏi về các triệu chứng bạn đã gặp phải và những lần bạn quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ. Kể cả việc hỏi quan hệ tình dục bằng miệng. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ thực hiện kiểm tra thể chất của bất kỳ vùng nào trên cơ thể mà bạn nghi ngờ có thể bị sùi mào gà.
Nếu bệnh không biến mất theo thời gian. Bạn có thể cần làm một cuộc tiểu phẫu để loại bỏ. Bác sĩ có thể loại bỏ sùi bằng các phương pháp. Đó là, cắt bỏ mụn cóc, đốt cháy sùi gà bằng điện, điều trị bằng tia Laser, tiêm thuốc Interferon, phẫu thuật Cryo hoặc cắt lạnh mụn cóc.
3. Bệnh sùi mào gà ở Nữ giới
Triệu chứng bệnh sùi mào gà ở Nữ giới là gì?
Sùi mào gà ở nữ cũng giống như ở nam giới. Đều do virus HPV xâm nhập và lây lan qua con đường quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp bảo vệ. Ngoài ra bệnh mồng gà ở phụ nữ có thể lây truyền qua con đường gián tiếp như lây qua vết thương hở và lây truyền từ mẹ sang con.
Các chuyên gia về bệnh xã hội ở nam giới và nữ giới cho biết. Sau khi bị nhiễm virus HPV, sùi mào gà ở nữ sẽ có một giai đoạn ủ bệnh kéo dài khoảng từ 1 đến 3 tháng. Và trong giai đoạn này không có bất cứ triệu chứng nào. Ở thời kỳ ủ bệnh do virus HPV cần thời gian để thích nghi với cơ thể và phát triển.
Những triệu chứng bệnh sùi mào gà ở nữ bên ngoài cơ thể sẽ không xuất hiện. Tuy nhiên có một số chị em chia sẻ họ thấy rằng họ có cảm giác mệt mỏi hơn.
Khi mắc bệnh sẽ thường xuất hiện các dấu hiệu sau
Dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở nữ giới sẽ bắt đầu xuất hiện với các triệu chứng đó là những mụn nhỏ màu đỏ hoặc màu trắng, kích thước vào khoảng 1-2mm. Chúng không gây đau cũng không gây ngứa. Những mụn nhỏ này ban đầu sẽ xuất 1 vài nốt nhỏ thưa thớt. Nhưng sẽ rất nhanh chóng mọc dày đặc hơn và ngày càng lan rộng.
Chỉ sau một vài tuần xuất hiện những mụn nhỏ này. Chúng sẽ bắt đầu liên kết với nhau thành những cụm lớn, mảng mụn lớn hoặc có những mụn nhỏ sẽ phát triển thành những mụn to độc lập. Đặc điểm của những mảng mụn này đó là hình dạng như hoa súp lơ, hoa mào gà.
Kích thước khá to có thể lên tới vài cm, bề mặt sần sùi, mềm và rất dễ bị vỡ khi có va chạm. Những mụn sùi mào gà này khi vỡ ra sẽ mang theo rất nhiều virus gây bệnh. Vì thế nếu như người khỏe mạnh tiếp xúc với những vết thương này thì nguy cơ bị lây nhiễm bệnh là rất cao.
Ảnh hưởng của bệnh
– Khi các nốt sùi phát triển lớn sẽ gây khó chịu khi đi lại, vận động.
– Chảy máu: Khi các triệu chứng bệnh sùi mào gà ở phụ nữ nặng. Nó sẽ gây những cảm giác khó chịu như có những vật lạ ở vùng kín. Bệnh dẫn đến xuất huyết hoặc gây cảm giác đau tức, sưng phù ở vùng kín.
– Nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai do thương tổn có thể lan rộng và phá hủy mô, làm tắc đường sinh nở. Khi có thai, u nhú có xu hướng phát triển lớn hơn do nồng độ hoóc môn progesterone tăng.
Nếu u nhú phát triển nhiều ở thành âm đạo. Nó sẽ làm cho vùng này giảm khả năng co giãn và gây khó khăn khi sinh, rất dễ gây chảy máu, khó cầm máu. Do đó có thể đe dọa tính mạng người bệnh; lây truyền bệnh sùi mào gà từ mẹ sang con, phải sinh mổ chứ không thể sinh thường;
– Nguy cơ ung thư cổ tử cung. Sau khi nhiễm sùi mào gà, nếu không được điều trị sớm, điều trị tích cực. Nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm là ung thư cổ tử cung. Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có thể tìm thấy virus HPV trong 99.8% trường hợp ung thử cổ tử cung.
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở nữ giới là gì?
Bệnh sùi mào gà ở nữ không chỉ gặp ở những người trong độ tuổi sinh sản. Mà trẻ sơ sinh, nữ giới trong độ tuổi vị thành niên, người trung tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh này. Nhưng bệnh vẫn tập trung chủ yếu ở nữ giới có độ tuổi từ 18 đến 35. Vì đây là độ tuổi có đời sống tình dục cao.
Nguyên nhân chính gây bệnh là:
+ Do quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh. Theo thống kê, cứ 1 người có quan hệ tình dục với người bị bệnh thì khả năng người đó bị nhiễm bệnh lên đến 98%.
+ Do sức đề kháng kém. Khi bạn tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, hoặc khi sử dụng chung đồ với người bị nhiễm bệnh. Virus từ người bệnh (đồ dùng) có thể xâm nhập qua cơ thể bạn. Xâm nhập vào bất cứ vị trí nào hoặc xâm nhập vào những vết thương hở trên da. Và chỉ sau một vài tuần hi số lượng virus đã đủ lớn thì sẽ phát bệnh ra bên ngoài.
+ Do lây truyền từ mẹ sang con. Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh sùi mào gà thì khi sinh con bằng đường sinh thường. Khả năng con bị nhiễm virus sùi từ người mẹ là rất cao. Trẻ sơ sinh khi mắc bệnh lý này thì rất dễ mắc phải các bệnh về hô hấp. Ảnh hưởng xấu đến trí tuệ, khả năng phát triển của trẻ.
+ Do vệ sinh vùng kín không được sạch sẽ. Khi vùng kín ẩm ướt và không được sạch sẽ. Vi khuẩn sẽ có cơ hội ủ bệnh và phát triển thành các bệnh khác.
Cách điều trị bệnh sùi mào gà ở nữ giới là gì?
Để chữa bệnh sùi mào gà ở nữ giới hiện nay có 3 cách đó là sử dụng thuốc đặc trị, đốt và bằng phương pháp ALA –PDT cụ thể như sau:
Dùng thuốc kháng sinh
Cách chữa bệnh sùi mào gà ở nữ giới phổ biến là phương pháp điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên chỉ áp dụng bệnh ở giai đoạn nhẹ, phát hiện ở giai đoạn sớm. Người bệnh có thể sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống chữa bệnh mào gà để loại bỏ các triệu chứng bên ngoài. Tuy nhiên bệnh nhân không được tự ý mua và sử dụng thuốc. Nên thăm khám và sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ.
Phương pháp đốt điện, đốt laser
Chữa bệnh sùi mào gà ở nữ giới có thể sử dụng phương pháp đốt điện, đốt laser hoặc dùng nito lỏng để tiêu diệt nụ sùi thường. Phương pháp này được áp dụng với những trường hợp bệnh nặng, khi các u nhú sùi mào gà đã phát triển lớn và nhiều hơn.
Ưu điểm của phương pháp đốt thường cho hiệu quả tức thời, tốn ít thời gian và chi phí chữa bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên do sử dụng sức nóng của dòng điện, tia laser trong quá tình đốt nên nữ giới dễ bị đau và để lại sẹo sau quá trình điều trị.
Phương pháp ALA – PDT
Hiện nay các các bác sĩ chuyên chữa bệnh xã hội thường khuyến khích người bệnh áp dụng phương pháp điều trị là phương pháp ALA –PDT. Đây là phương pháp điều trị mới mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao. Phương pháp này có thể áp dụng không chỉ với sùi mào gà ở nữ. Nó có thể dùng cho tất cả các trường hợp mắc bệnh này.
Phương pháp điều trị ALA – PDT không gây đau đớn, không để lại sẹo. Và quan trọng hơn cả đó là phương pháp này có thể ngăn chặn tối đa khả năng bệnh tái phát trở lại. ALA – PDT có tính năng cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể.
Bệnh sùi mào gà là gì? Đây là một căn bệnh xã hội thường gặp chủ yếu lây lan qua đường tình dục. Trên đây là những kiến thức về bệnh khi xuất hiện ở Nam giới và Nữ giới. Sức Khỏe Thời Đại hy vọng chúng ta sẽ có những hiểu biết hơn về căn bệnh này, để có cách phòng trừ và chữa trị kịp thời.