Bệnh nổi mề đay là gì? Nó là một dạng bệnh phát ban và gây ngứa. Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị bệnh nổi mề đay là gì?
Bệnh nổi mề đay là một căn bệnh thường gặp trong cuộc sống. Bệnh có thể xảy ra trên mọi đối tượng. Bệnh được liệt vào danh sách những bệnh không nguy hiểm. Nhưng không thể coi thường nếu như không chữa trị kịp thời, để bệnh tái phát có thể gây nên các biến chứng nghiêm trọng. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết được chia sẻ dưới đây.
Mục Lục Bài Viết
1. Bệnh nổi mề đay là bệnh gì?
Bệnh nổi mề đay với nhiều tên gọi khác như nổi mày đay, nổi phong lạnh, nổi phong ngứa. Bệnh là hệ quả của các phản ứng quá mẫn do hệ miễn dịch bị kích thích dưới sự tác động của nhiều yếu tố gây phù ở mao mạch. Khi một phản ứng xảy ra, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt tế bào Mast giải phóng Histamin – một chất trung gian hóa học chịu trách nhiệm cho các phản ứng viêm.
Nhờ được giải phóng, histamin kết hợp với một số hóa chất khác ở dưới bề mặt da, phá vỡ các liên kết mạch máu, gây tích tụ và rò rỉ chất lỏng trong da, tạo nên hiện tượng sưng viêm, nổi mẩn. Đồng thời, histamin cũng kích thích dây thần kinh cảm giác làm người bệnh ngứa.
Định nghĩa ngắn gọn, bệnh nổi mề đay là một loại bệnh phát ban da đỏ một phần hoặc lan rộng ra các vùng khác của cơ thể. Căn bệnh này không đe dọa ngay đến tính mạng nhưng gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Ban đầu chúng xuất hiện dưới dạng những mảng ngứa trên da và dần dần chuyển qua màu đỏ và sưng phồng lên.
Đối tượng dễ nhiễm bệnh nổi mề đay là gì?
Mề đay có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không phân biệt giới tính hay độ tuổi, khí hậu vùng miền. Tuy nhiên, một số đối tượng sẽ dễ bị nổi mề đay là:
Trẻ em
Trẻ em là đối tượng dễ bị dị ứng, dẫn đến nổi mề đay cao hơn người lớn. Nguyên nhân có thể do dị ứng đậu phộng, động vật có vỏ, trứng, sữa…
Phụ nữ có thai
Ở một số trường hợp, phụ nữ mang thai có thể bị nổi mề đay, mẩn ngứa, đặc biệt từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi. Tình trạng này không ảnh hưởng đến em bé nhưng khiến người mẹ ngứa ngáy, khó chịu. Nổi mề đay khi mang thai có thể biến mất sau khi sinh hoặc kéo dài vài tháng sau đó. Ngoài ra, hiện tượng phát ban trong thai kỳ cũng gây ngứa ở các vùng da bị rạn do da bị căng quá mức như bụng, chân, ngực.
Phụ nữ sau sinh
Không lạ khi chị em phụ nữ sau sinh bị nổi mề đay ngày càng tăng. Giải thích cho tình trạng này, các bác sĩ cho rằng, đó là do nội tiết tố bị thay đổi sau quá trình mang thai, hệ miễn dịch kém hoặc chế độ ăn uống không phù hợp.
Các dạng của bệnh nổi mề đay là gì?
Hiện nay, dựa trên thời gian mắc bệnh và các biểu hiện lâm sàng. Nổi mề đay được chia làm 2 dạng: mề đay cấp tính và mề đay mãn tính (y học gọi là mạn tính).
Mề đay cấp tính
Với mề đay cấp tính (acute urticaria), phản ứng sẽ xảy ra ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên, có thể kéo dài hàng giờ cho đến vài ngày, tối đa là 6 tuần. Ở những trường hợp nổi mề đay cấp tính, bệnh có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc nếu xác định và tránh tiếp xúc đúng với nguyên nhân gây bệnh.
Mề đay mãn tính
Nếu tình trạng mề đay (chronic urticaria) kéo dài trên 6 tuần thì bệnh đã bước vào giai đoạn mãn tính. Phần lớn những đối tượng bị mề đay mãn tính là tự phát (không rõ nguyên nhân) hay mắc các bệnh tự miễn, thường gặp ở phụ nữ, và phải điều trị lâu dài.
2. Triệu chứng của bệnh nổi mề đay là gì?
Ở mỗi giai đoạn, nổi mề đay mẩn ngứa có triệu chứng nặng, nhẹ khác nhau. Nhưng nhìn chung bệnh có những dấu hiệu sau đây:
Nổi mề đay rất dễ nhận biết, với đặc điểm là ngứa dữ dội do các nốt sẩn phù gây ra. Tuy nhiên, mề đay cũng rất dễ bị nhầm với một số bệnh ngoài da khác như viêm da dị ứng hay viêm da cơ địa. Để phân biệt mề đay, bạn nên chú ý đến một số đặc điểm như sau:
Nổi mẩn đỏ, sẩn phù
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh nổi mề đay là những nốt sẩn phù, mẩn đỏ. Chúng có đường kính từ vài mm đến vài cm, có màu trắng hoặc đỏ và gây ngứa. Sẩn có thể nổi ở một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể. Nó thường thay đổi hình dạng như hình tròn, hình nhẫn hay hình bản đồ. Mặt khác, sẩn có thể gây phù thành từng mảng hoặc từng đám lớn. Sau một thời gian ngắn thì biến mất và hay tái phát.
Phù mạch
Phù mạch là hiện tượng nổi ban đột ngột làm sưng to cả một vùng như môi, mí mắt, niêm mạc hay bộ phận sinh dục, cho cảm giác căng nhiều hơn ngứa, có thể kèm nổi mề đay. Nếu bị phù ở lưỡi hay thanh quản, người bệnh rất dễ bị suy hô hấp. Trường hợp nặng có thể tử vong do hệ hô hấp bị chèn ép.
Da vẽ nổi
Theo NCBI – Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ. Da vẽ nổi là một dạng của mề đay do ma sát, thuộc mề đay vật lý. Nó xuất hiện khi dùng một vật đầu tù vạch nhẹ lên da. Chỉ vài phút sau đó, các nốt sẩn sẽ nổi lên theo đúng hình dạng đã vạch trên da đó. Chứng da vẽ nổi có thể kèm mề đay và rất ngứa.
Một số triệu chứng khác: Mệt mỏi, tiêu chảy, xuất hiện mụn nước, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim…
3. Nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay là gì?
Theo các chuyên gia da liễu, đến nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra chính xác nguyên nhân gây nổi mề đay. Sau đây là một vài yếu tố góp phần hình thành bệnh mọi người cần nắm được. Dựa trên những nguyên nhân này, chúng ta sẽ đưa ra phương pháp điều trị, phòng ngừa sao cho phù hợp.
- Do thời tiết: Nhiệt độ thay đổi đột ngột, nhất là thời kỳ chuyển mùa khiến cơ thể chưa kịp thích ứng dẫn đến dị ứng nổi mề đay.
- Do thuốc: Một số loại thuốc tân dược như thuốc an thần, Penicillin, kháng sinh, giảm đau… có thể gây tác dụng phụ, nổi mẩn ngứa ngáy.
- Do thực phẩm: Nhiều người bị dị ứng, mẩn ngứa khi ăn hải sản như tôm, cua…
- Do di truyền: Người sinh ra trong gia đình có bố mẹ bị mề đay thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
- Do bệnh lý: Bệnh nhân mắc các bệnh về gan có khả năng mắc bệnh cao
- Tiếp xúc với dị nguyên như khói bụi, phấn hoa, lông động vật…
- Nguyên nhân khác: Nhiễm khuẩn, dị ứng mỹ phẩm, côn trùng đốt, ký sinh trùng đường ruột, thay đổi nội tiết tố, stress….
- Mề đay vô căn: Bệnh không xác định được nguyên nhân, thường xuyên tái phát và tự biến mất.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh mề đay là gì?
- Giới tính: Tỉ lệ phụ nữ bị nổi mề đay mẩn ngứa cao hơn ở nam giới.
- Tuổi tác: Trẻ em, thanh thiếu niên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người lớn tuổi.
4. Những câu hỏi về bệnh nổi mề đay thường gặp là gì?
Nổi mề đay, dị ứng là bệnh phổ biến, do đó nhận được nhiều sự quan tâm của người bệnh. Dưới đây là 5 thắc mắc thường gặp về bệnh mề đay mẩn ngứa đã được các chuyên gia giải đáp.
4.1. Nổi mề đay có nguy hiểm không?
Mề đay, dị ứng ảnh hưởng khá lớn đến tâm trạng, sức khỏe, đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Trong trường hợp không chữa trị kịp thời. Bệnh chuyển sang mãn tính có thể gây biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Gây phù mạch, nhiễm trùng da, khó thở, suy hô hấp, sốc phản vệ…Trong đó, sốc phản vệ là biến chứng nguy hiểm nhất. Nó có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
4.2. Bệnh mề đay có lây không?
Tính di truyền của bệnh nổi mề đay là gì? Dị ứng, nổi mề đay là bệnh ngoài da, không phải bệnh truyền nhiễm, do đó không có khả năng lây từ người sang người. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mề đay mẩn ngứa có tính di truyền. Nếu bố hoặc mẹ bị bệnh thì con có khả năng mắc bệnh cao.
4.3. Bệnh nổi mề đay có tự khỏi không?
Bệnh nổi mề đay là gì? Nó là căn bệnh phát ban gây ngứa nó phụ thuộc vào cơ địa, mức độ bệnh và sức khỏe của từng người. Nếu bệnh nhân bị mề đay cấp tính, có sức khỏe tốt, ăn uống và sinh hoạt khoa học thì bệnh có thể tự biến mất trong vài ngày. Tuy nhiên, người bệnh bị mề đay mãn tính, sức đề kháng kém thì bệnh không thể tự khỏi. Cần phải dùng thuốc để điều trị dứt điểm.
4.4. Nổi mề đay có được tắm không?
Tắm và vệ sinh cơ thể là điều cần thiết để loại bỏ da chết, bụi bẩn, mồ hôi và các vi khuẩn gây hại trên da. Do đó, người bệnh mề đay cần chú ý tắm mỗi ngày 1 lần. Để giữ cho da luôn sạch sẽ, tránh nhiễm trùng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần chú ý tắm đúng cách. Cụ thể, nên sử dụng nước ấm, tắm ở nơi kín gió, không chà xát mạnh, không dùng sữa tắm…
4.5. Thức ăn nên ăn và không nên ăn khi bị bệnh nổi mề đay là gì?
Người bệnh mề đay nên chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. Đây là cách để giúp giảm ngứa, nổi mẩn. Hỗ trợ tích cực việc điều trị và tránh bệnh tăng nặng.
- Nên ăn nhiều thực phẩm giàu Omega 3 (cá hồi, cá thu…)
- Ăn nhiều tỏi, nghệ.
- Bổ sung rau, củ, trái cây tươi, nhất là những loại quả chứa nhiều Vitamin C (cam, bưởi, ổi…)
- Kiêng ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng (tôm, cua, hải sản…)
- Kiêng thực phẩm giàu đạm (thịt bò, sữa, thịt gà…)
- Không ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Kiêng thuốc lá, bia, rượu, chất kích thích…
5. Những cách chữa trị bệnh nổi mề đay là gì?
Có hai cách chữa trị bệnh nổi mề đay đó là theo phương pháp dân gian và theo phương pháp Tây Y. Dưới đây Sức Khỏe Thời Đại sẽ chia sẻ cho các bạn những phương pháp này.
5.1. Các cách chữa nổi mề đay bằng bài thuốc dân gian là gì?
Y học cổ truyền quan niệm, mề đay thuộc chứng Phong, còn được gọi là Phong ngứa hay Tầm Ma Chẩn. Nguyên nhân gây bệnh là do phong – hàn – nhiệt xâm nhập, can huyết nhiệt nóng trong, dẫn đến sự mất cân bằng bên trong và bên ngoài cơ thể, gây ra các triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa.
Để điều trị, Đông y tập trung loại bỏ căn nguyên từ gốc, khu phong, tán hàn, đồng thời phục hồi chức năng ngũ tạng, bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, phòng ngừa tái phát.
Hầu như ai trong chúng ta cũng đã từng trở thành nạn nhân của bệnh mề đay. Tuy chỉ là bệnh ngoài da nhưng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Chính vì vậy việc áp dụng các biện pháp điều trị hết sức quan trọng. Một trong số các cách thường được áp dụng là dùng mẹo dân gian. Có rất nhiều ưu điểm từ cách làm này mà chúng ta không nên bỏ qua, đó là:
- Chữa dứt được bệnh sau một thời gian kiên trì áp dụng.
- Không sợ tác dụng phụ do sử dụng các nguyên liệu tự nhiên.
- Tiết kiệm đáng kể chi phí điều trị do thường sử dụng các nguyên liệu có sẵn.
Nhưng quan trọng hơn cả là hiệu quả đã được nhiều người sử dụng và chứng minh có tác dụng tốt. Bằng chứng là họ thấy được các biểu hiện bệnh được đẩy lùi sau một thời gian áp dụng.
5.1.1. Chữa bệnh mề đay bằng lá khế
Theo các thầy thuốc dân gian, sở dĩ lá khế có công dụng điều trị bệnh là do nó có khả năng đào thải độc tố, thanh nhiệt cơ thể, kháng viêm, kháng khuẩn và làm dịu các vị trí sưng đỏ trên da.
Bạn có thể chữa mề đay bằng lá khế như sau:
- Lấy một nắm lá khế tươi đi rửa sạch rồi cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước cho sôi lên.
Để nước nguội bớt rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị mề đay. - Áp dụng 2 ngày mỗi lần để thấy công dụng.
Ngoài ra, nhiều người còn hướng dẫn cách đắp, uống lá khế…
5.1.2. Cách dùng lá kinh giới chữa bệnh nổi mề đay là gì?
Theo quan niệm của Đông y, loại lá này có tính ấm, vị cay, thuộc kinh phế can có tác dụng cầm máu, giải biểu, chống kinh giật… Ngoài ra còn có tác dụng tốt trong việc điều trị các triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa.
Bạn có thể áp dụng nguyên liệu này để điều trị bệnh bằng cách tiến hành theo các bước sau:
- Lấy lá kinh giới rửa sạch.
- Bỏ lên chảo sao nóng cùng một chút muối hạt cho đến khi lá chuyển sang màu vàng.
Cho phần lá đã sao nóng vào chiếc khăn mỏng rồi chườm lên vùng bị mề đay cho đến khi nguội hẳn. - Áp dụng hàng ngày sẽ thấy được công dụng.
5.1.3. Chữa mề đay bằng lá tía tô
Công dụng của lá tía tô trong việc điều trị bệnh nổi mề đay là gì? Cả Đông y và Tây y đều công nhận tác dụng tốt của loại cây này. Theo các thầy thuốc dân gian, lá tía tô có tính ấm có thể chữa được nhiều bệnh ngoài da cũng như các bệnh phong hàn. Còn các nhà khoa học tìm thấy trong lá tía tô có các thành phần như: limonen, perillaldehyd, hydrocumin, nhiều vitamin cùng các khoáng chất có thể giúp điều trị nhiều bệnh, trong đó có bệnh nổi mề đay.
Bạn có thể dùng lá tía tô như một loại nước uống theo sự hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị: 100g lá tía tô tươi cùng 500ml nước
- Tía tô rửa sạch, để ráo rồi cắt nhỏ. Sau đó cho vào máy xay nhuyễn.
- Cho phần tía tô đã xay vào nồi rồi đổ phần nước đã chuẩn bị vào rồi đun sôi khoảng 5 phút.
- Đợi nước nguội bớt rồi lọc bỏ bã, chắt lấy nước để uống.
Ngoài ra dùng lá tía tô để đắp hoặc ngâm rửa vùng da bị bệnh cũng có tác dụng tương tự.
5.1.4. Hướng dẫn chữa mề đay bằng rau má
Lý do mà rau má là nguyên liệu chữa bệnh nổi mề đay là gì? Sở dĩ nguyên liệu này có khả năng chữa được bệnh mề đay là do hoạt chất có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng ẩm đồng thời giúp giải độc khá tốt. Bạn có thể xay nước rau má để uống hàng ngày hoặc lấy rau má phơi khô rồi hãm uống như nước chè xanh. Ngoài ra các món ăn có kèm theo rau má cũng có tác dụng chữa bệnh mà bạn nên tận dụng.
5.1.5. Cách dùng cây nha đam chữa bệnh mề đay
Nha đam không chỉ có tác dụng làm đẹp da mà còn chữa được nhiều bệnh ngoài da. Trong thành phần của nó có chứa nhiều chất dưỡng ẩm, kháng khuẩn, kháng viêm. Cụ thể đó là các thành phần như: aloezin, Anthraquinon, glycosid, cùng như nhiều vitamin và khoáng chất khác.
Muốn chữa mề đay bằng nguyên liệu này, hàng ngày bạn chỉ cần lấy gel nha đam bôi lên da. Để yên khoảng 20 phút rồi vệ sinh lại cho thật sạch.
5.1.6. Hết bệnh mề đay nhờ cây đinh lăng
Đinh lăng là loại cây hết sức quen thuộc. Dân gian gọi là “cây nhân sâm dành cho người nghèo” bởi tính phổ biến và công dụng hữu hiệu của nó. Sở dĩ nó có tác dụng chữa mề đay là do có tính mát, vị ngọt, bồi bổ khí huyết khá tốt.
Bạn có thể lấy một nắm lá đinh lăng tươi, rửa thật sạch rồi nấu cùng 200ml nước lọc trong 10 phút. Chắt phần nước ra rồi đổ 200ml nước tiếp tục đun lần hai. Trộn phần nước của hai lần đun rồi dùng uống trong ngày.
5.1.7. Cách dùng gừng chữa bệnh mề đay
Theo lý giải của các thầy thuốc dân gian. Gừng có vị cay, tính ấm có thể bài trừ phong thấp, giải độc,…nên chữa được khá nhiều bệnh, trong đó có bệnh mề đay. Còn các nhà khoa học thì cho rằng gừng có chứa chất tương tự kháng sinh. Nó có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và điều trị bệnh khá hiệu quả.
Bạn có thể chữa bệnh theo hướng dẫn sau:
- Vệ sinh vùng da bị mề đay bằng nước ấm cho thật sạch.
- Dùng gừng đã gọt và cắt lát mỏng đắp lên da khoảng 30 phút thì những cơn ngứa cũng giảm dần.
Ngoài ra việc nấu nước gừng với đường phèn dùng uống hàng ngày cùng giúp bệnh thuyên giảm và có nhiều lợi ích với sức khỏe.
5.1.8. Hướng dẫn dùng lá chè xanh chữa bệnh mề đay
Trong lá chè xanh có nhiều hoạt chất như tanin, flavonoud, vitamin cùng nhiều khoáng chất có khả năng thanh nhiệt, giải độc… Vì vậy giúp chữa được nhiều bệnh ngoài da, trong đó có bênh mề đay
Bạn nên áp dụng nguyên liệu này để điều trị bệnh theo hướng dẫn sau:
- Lấy một nắm lá chè xanh rửa thật sạch rồi nấu cùng 3 lít nước cho sôi lên.
- Pha với nước rồi dùng tắm hàng ngày, chỉ sau vài ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
Ngoài ra dùng lá chè xanh để làm nước uống cũng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc khá tốt.
5.1.9. Ngạc nhiên với cách dùng cây chó đẻ chữa bệnh mề đay
Loại cây này có tác dụng tốt trong việc giải độc gan, tiêu viêm, kháng khuẩn nên ngoài tác dụng điều trị bệnh gan thì còn chữa được nhiều bệnh khác, trong đó có bệnh mề đay.
Bạn có thể chữa bệnh theo hướng dẫn như sau:
- Lấy một nắm lá cây chó đẻ rửa thật sạch rồi đem giã nhuyễn.
- Vệ sinh vùng da bị mề đay thật sạch rồi đắp lá đã giã nhuyễn lên da.
- Áp dụng mỗi ngày 1 lần sẽ thấy bệnh thuyên giảm đáng kể.
5.1.10. Dùng lá bạc hà chữa bệnh mề đay nhanh khỏi
Loại lá này được các thầy thuốc dân gian công nhận có khả năng phong nhiệt, giải độc, giúp điều trị nhiều bệnh ngoài da. Còn các nhà khoa học thì phát hiện trong lá bạc hà có nhiều mentol, limonen, camphen,… có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn khá tốt.
Với nguyên liệu này, muốn điều trị bệnh mề đay, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước như sau:
- Lấy một nắm lá bạc hà tươi rửa thật sạch, đem giã nát.
- Vệ sinh vùng da bị mề đay rồi lấy lá đã giã nát đắp lên da.
- Áp dụng hàng ngày cho đến khi lành bệnh.
5.1.11. Các bài thuốc đông y chữa mề đay dân gian là gì?
Việc dùng các bài thuốc Đông y chữa mề đay cũng ngày càng phổ biến. Thuốc đông y không chỉ chữa các triệu chứng bên ngoài mà còn tăng cường chức năng gan, thận, nhờ đó mà nâng cao được hiệu quả điều trị bệnh. Nhưng việc sử dụng cũng cần tìm hiểu kĩ, tránh mua phải những loại thuốc kém chất lượng, tốn tiền mà không chữa được bệnh. Bạn có thể áp dụng các bài thuốc sau:
Bài thuốc 1
- Chuẩn bị nguyên liệu: 12g huyền sâm, 12g đương quy, 12g phòng phong, 12g chi tử, 16g kinh giới, 16g cam thảo đất, 16g nam hoàng bá, 16g cỏ mực và 20g kim ngân
- Dùng tất cả nguyên liệu nấu trog 1 thang thuốc rồi chia ra hai lần uống.
Bài thuốc 2
- Chuẩn bị nguyên liệu: 10g kim ngân, 10g liên kiều, 10g kinh giới, 15g lô căn, 15g sinh đại, 15g bạc hà, 15g ké đầu ngựa, 15g ngưu hoàng, 15g phù bình, 15g lô căn, 15g trúc diệp.
- Nấu tất cả nguyên liệu trong 1 thang rồi chia ra uống 2 lần trong ngày
Bài thuốc 3
Chuẩn bị: 15g ké đầu ngựa, 20g lá đơn đỏ. 20g đơn tướng quân, 20g củ khúc khắc, 20g cam thảo đất, 20g kim ngân hoa.
Nấu tất cả nguyên liệu cùng với 1000ml nước cho đến khi còn 300 ml thì ngừng đun. Rồi dùng uống 2 lần trong ngày.
Bài thuốc 4
- Chuẩn bị nguyên liệu: 6g quế chi, 8g gừng, 10g tía tô, 10g kinh giới, 15g hành lá
- Đun tất cả nguyên liệu chung với 800ml nước cho đến khi còn 400ml nước thì tắt bếp.
- Dùng để uống 2 lần trong ngày cho đến khi lành bệnh.
Bài thuốc 5
- Chuẩn bị nguyên liệu: 6g cam thảo, 6g xuyên khung, 6g thuyền y, 6g đương quy, 10g đan sâm, 10g hà thủ ô, 10g bạch thược, 10g huyền sâm, 10g đan bì, 15g sinh địa hoàng
- Dùng tất cả nguyên liệu trong 1 thang thuốc nấu cùng 1000ml. Đun cho đến khi còn 450ml thì tắt bếp.
- Chia ra uống 3 lần trong ngày.
Ngoài áp dụng các bước thực hiện cách chữa mề đay bằng phương pháp dân gian. Bạn cũng cần phải kết hợp với cách ăn uống sinh hoạt thật khoa học. Những cách này thường chỉ phù hợp với bệnh nhân bị bệnh ở mức độ nhẹ. Với các trường hợp nặng thì có thể không có chuyển biến. Lúc đó, chúng ta nên đến gặp bác sĩ để có những lời khuyên cũng như biện pháp điều trị hữu ích hơn.
Các cách điều trị bệnh nổi mề đay bằng thuốc Tây Y là gì?
Cơ chế chữa bệnh bằng thuốc Tây Y là giúp giảm nổi mẩn, ngứa ngáy, kháng viêm. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc Tây Y dùng để chữa trị bệnh nổi mề đay. Khi các bạn ra các hiệu thuốc các dược sĩ cũng có thể tư vấn một số loại thuốc như thuốc kháng Histamin, thuốc Corticoid, thuốc bôi ngoài da chống mẫn cảm.
Tuy nhiên, các loại thuốc này được khuyến cáo không nên sử dụng trong thời gian dài hoặc lạm dụng vì có thể gây tác dụng phụ như mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày, táo bón, khô miệng… nhất là các loại thuốc kháng Histamin hoặc Corticoid có thể gây co giật ở trẻ em.
Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống mà sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Phụ nữ có thai và sau sinh cần thận trọng trước khi sử dụng để không ảnh hưởng đến em bé.
Dùng thuốc kháng Histamin trị mề đay
Cách dùng thuốc kháng Histamin trị bệnh nổi mề đay là gì? Histamin là loại thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh. Thuốc ngăn chặn quá trình sản xuất Histamin trong cơ thể. Để chữa bệnh mề đay mẩn ngứa bằng thuốc kháng Histamin, bệnh nhân có thể được chỉ định bằng các loại kem bôi hoặc thuốc uống dưới đây:
+ Kem bôi kháng Histamin
Thuốc thường được chỉ định cho những trường hợp bị nổi mề đay ngứa trên mặt hoặc trên một vùng da nhỏ.
Tác dụng phụ: Bệnh nhân có thể bị kích ứng da, lệ thuộc vào thuốc nếu sử dụng kéo dài. Vì vậy để sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu.
+ Thuốc kháng Histamin dạng uống
Các loại thuốc thông dụng: Desloratadine, Aerius, Cetirizin, Loratadin, Terfenadin, Clorpheniramin…
Chống chỉ định: Bệnh nhân bị tắc ruột, người đang lên cơn hen suyễn, người mắc bệnh lý gan, thận, ho có đờm. Phụ nữ mang thai vào cho con bú chỉ nên dùng khi được bác sĩ cho phép.
Tác dụng phụ: Buồn ngủ, mất tập trung, khô miệng, mệt mỏi trong người.
Dùng thuốc Corticoid trị nổi mề đay
Cách dùng thuốc Corticoid chữa bệnh nổi mề đay là gì? Corticoid là thuốc kháng viêm, chống dị ứng kê đơn được dùng theo đơn của bác sĩ. Nếu như thuốc bôi ngoài da được sử dụng cho những trường hợp chỉ bị nổi mề đay nhẹ thì thuốc corticoid đường uống lại là sự lựa chọn hữu hiệu cho những người bị nổi mề đay toàn thân, có biểu hiện bị dị ứng nghiêm trọng.
+ Corticoid dạng kem bôi ngoài da
Các thuốc phổ biến nhất: Triamcinolone, Hydrocortison, Enoti, Flucinar,…
Cách sử dụng: Làm sạch vùng da bị bệnh, lau khô. lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa trực tiếp lên khu vực da bị nổi mề đay ngứa. Nếu dùng thuốc quá 1 tuần mà bệnh tình không khỏi cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn có nên tiếp tục dùng loại thuốc này hay không.
Tác dụng phụ của thuốc: Việc lạm dụng kem bôi Corticoid quá mức có thể khiến da bị đen sạm, teo da, hoặc khiến da bị ăn mòn, suy yếu và dễ bị kích ứng.
+ Corticoid đường uống
Các thuốc phổ biến nhất: Cortisol, Methylprednisolon, Prednisolon, Prednison…
Liều dùng: Theo chỉ định của bác sĩ da liễu.
Tác dụng phụ thường gặp: Việc sử dụng thuốc kéo dài có thể gây đục thủy tinh thể, đau dạ dày, tăng huyết áp, loãng xương, mềm yếu các cơ, chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em.
Các loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa khác
Bên cạnh các thuốc điều trị bệnh ở trên. Trường hợp bị nổi mề đay có biểu hiện nhiễm khuẩn thì cần dùng thêm thuốc kháng sinh để chống nhiễm khuẩn.
Việc điều trị bệnh mề đay bằng thuốc Tây Y có ưu điểm lớn là cho hiệu quả nhanh trong vòng vài giờ sau khi dùng. Tuy nhiên bệnh nhân cần dùng đúng thuốc, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ da liễu để tránh những tác dụng phụ cho sức khỏe.
Các cách phòng ngừa bệnh nổi mề đay, nổi mề đay tái phát là gì?
“Việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh rất quan trọng bởi nó giúp gia tăng hiệuq uả điều trị bệnh, rút ngắn thời gian dùng thuốc, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại”. Người bệnh nên thực hiện những điều sau:
- Tránh xa các tác nhân gây bệnh, khói bụi, phấn hoa…
- Đối với bệnh mề đay do lạnh, cần giữ ấm cơ thể vào mùa đông, không nên ngồi trong điều hòa nhiệt độ thấp quá lâu.
- Những người dị ứng thực phẩm nào thì không nên ăn đồ ăn đó (hải sản, tôm, cua, đậu phộng…).
- Lựa chọn mỹ phẩm chất lượng, phù hợp với da.
- Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm thường xuyên.
- Mặc quần áo co giãn thoải mái, chất liệu thoáng mát.
- Đeo khẩu trang khi ra đường hoặc khi tiếp xúc với môi trường độc hại.
- Vệ sinh nơi ở sạch sẽ.
- Thận trọng khi dùng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh, an thần… Để tránh gặp tác dụng phụ hoặc ngộ độc, gây nổi mề đay.
Bệnh nổi mề đay là bệnh gì? Đây là một căn bệnh phát ban, nổi mẩn gây ngứa thông thường. Tuy nhiên rất nhiều người chủ quan với căn bệnh này. Hậu quả nghiêm trọng mà bệnh để lại có thể là những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu như bệnh tái phát thường xuyên. Lời khuyên của Sức Khỏe Thời Đại, khi bạn gặp triệu chứng của bệnh hãy đến ngay các phòng khám, hoặc bệnh viện để tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời.